Bài 41. Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ

Lý thuyết và bài tập cho bài 41. Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ, Phần 3, Địa lý 7

1. Khái quát tự nhiên.

Diện tích : hơn 20,5 triệu km²

Bao gồm: Eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti và khu vực Nam Mĩ.

a) Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.

- Khí hậu:

+Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới, có gió tín phong đông nam thường xuyên thổi.

+ Có sự phân hóa theo chiều Đông - Tây.

- Địa hình:

            + Eo đất Trung Mĩ: nơi tận cùng của dãy Cóoc đie.

            + Quần đảo Ăngti: gồm vô số đảo quanh biển Caribê.

b) Khu vực Nam Mĩ.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận số 1 bài 41 trang 126

Đề bài

Quan sát hình 41.1, cho biết Trung và Nam Mĩ giáp các biển và đại dương nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đọc bản đồ.

Lời giải chi tiết

Trung và Nam Mĩ giáp biển Ca-ri-bê và hai đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu hỏi thảo luận số 2 bài 41 trang 127

Đề bài

Quan sát hình 41.1 và các kiến thức đã học, cho biết:

+ Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nào?

+ Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió gì? Thổi theo hướng nào?
Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đọc bản đồ.

Vận dụng.

Lời giải chi tiết

- Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ang-ti chủ yếu nằm trong môi trường nhiệt đới.

- Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió Tín phong trên biển, thổi theo hướng đông bắc.

Bài 1 trang 127 sgk địa lí 7

Đề bài

Quan sát hình 41.1, nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.

Lời giải chi tiết

* Cấu trúc địa hình của Nam Mĩ có 3 phần

- Phía Tây: Dãy núi trẻ An-đet cao và đồ sộ nhất châu Mĩ, độ cao trung bình từ 3000 – 5000m, nhiều núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng.

- Ở giữa: Gồm các đồng bằng rộng lớn: đồng bằng Ô-ri-nô-cô, A-ma-zôn, Pam-pa, La-pla-ta.

- Phía Đông: Gồm sơn nguyên Guy-a-na, sơn nguyên Bra-xin hình thành lâu đời, bị bào mòn cắt xẻ mạnh.

Bài 2 trang 127 sgk địa lí 7

Đề bài

So sánh địa hình Nam Mĩ với địa hình Bắc Mĩ.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

So sánh.

Vận dụng.

Lời giải chi tiết

- Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

- Khác nhau :

Khu vực

Bắc Mĩ


Giải các môn học khác

Bình luận

Phần một . THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

Phần hai. CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ

Chương I - MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG

Chương II - MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA

Chương III - MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC

Chương IV - MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH

Chương V - MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI

Phần ba: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC

Chương VI. CHÂU PHI

Chương VII - CHÂU MĨ

Chương VIII - CHÂU NAM CỰC

Chương IX - CHÂU ĐẠI DƯƠNG

Chương X - CHÂU ÂU