Bài 3. Quần cư. Đô thị hoá

Lý thuyết và bài tập cho Bài 3. Quần cư. Đô thị hoá, Phần 1, Địa lý 7

1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị

Có hai kiêu quần cư chính là quần cư nông thôn và quần cư đô thị.

Quần cư nông thôn hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp. Làng mạc, thôn xóm thường phân tán, gắn với đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước.

Quần cư đô thị là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Nhà cửa tập trung với mật độ cao.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 10 SGK Địa lí 7

Đề bài

Quan sát hai hình ảnh dưới đây và dựa vào sự hiểu biết của mình, cho biết mật độ dân số, nhà cửa, đường sá ở nông thôn và thành thị có gì khác nhau?

Lời giải chi tiết

- Ảnh 3.1: nhà cửa nằm giữa đồng ruộng, phân tán, dân số thưa thớt, đường xá nhỏ hẹp, ít phương tiện.

- Ảnh 3.2: nhà cửa tập trung san sát thành phố xá, dân số đông đúc, đường phố lớn, nhiều phương tiện qua lại.

Câu hỏi thảo luận trang 11 SGK Địa lí 7

Đề bài

- Đọc hình 3.3, cho biết :

+ Châu lục nào có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên nhất ?

+ Tên của các siêu đô thị ở châu Á có từ 8 triệu dân trở lên.

Lời giải chi tiết

- Châu lục có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu trở lên nhất là Châu Á

- Đó là các siêu đô thị : Bắc Kinh, Xơ-un, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca – Cô-bê, Thiên Tân, Thượng Hải, Ma-ni-la, Gia-các-ta, Niu Đê-li, Mum-bai, Ka-ra-si, Côn-ca-ta.

Bài 1 trang 12 SGK Địa lí 7

Đề bài

Nêu những sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn. 

Lời giải chi tiết

Đặc điểm

Quần cư nông thôn

Quần cư thành thị

Hình thái

- Dân sống tập trung thành làng, bản

Bài 2 trang 12 SGK Địa lí 7

Đề bài

Dựa vào bảng thống kê dưới đây, cho nhận xét về sự thay đổi số dân và thay đổi ngôi thứ của 10 siêu đô thị lớn nhất thế giới từ năm 1950 đến năm 2000. Các siêu đô thị này chủ yếu thuộc châu lục nào ?

Lời giải chi tiết

Nhận xét:

- Theo số dân : đô thị có số dân đông nhất thay đổi từ 12 triệu dân (năm 1950), tăng lên đến 20 triệu dân (năm 1975), rồi đến 27 triệu dân (năm 2000).

- Theo ngôi thứ :


Giải các môn học khác

Bình luận

Phần một . THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

Phần hai. CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ

Chương I - MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG

Chương II - MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA

Chương III - MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC

Chương IV - MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH

Chương V - MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI

Phần ba: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC

Chương VI. CHÂU PHI

Chương VII - CHÂU MĨ

Chương VIII - CHÂU NAM CỰC

Chương IX - CHÂU ĐẠI DƯƠNG

Chương X - CHÂU ÂU