Bài 24. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi

Lý thuyết và bài tập cho Bài 24. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi, Chương 5, Phần 2, Địa lý 7

1. Hoạt động kinh tế cổ truyền

- Các hoạt động kinh tế chủ yếu: Trồng trọt, chăn nuôi, làm nghề thủ công, khai thác, chế biến lâm sản

- Đặc điểm:

   + Các hoạt động kinh tế hết sức phong phú và đa dạng.

   + Phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng nơi và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

   + Mang tính chất tự cung tự cấp, lưu truyền từ đời này sang đời khác.

2. Sự thay đổi kinh tế - xã hội

- Các điều kiện thuận lợi:

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi trang 77 sgk Địa Lí 7

Quan sát các ảnh kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, kể tên một số hoạt động kinh tế cổ truyền ở vùng núi.

 

Trả lời:

Một số hoạt động kinh tế cổ truyền ở vùng núi: trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất hàng thủ công, khai thác và chế biến lâm sản.

Câu hỏi trang 78 sgk Địa Lí 7

Tại sao phát triển giao thông và điện lực là những việc cần làm trước để biến đổi bộ mặt của các vùng núi?

Trả lời:

Phát triển giao thông và điện lực là những việc cần làm trước để biến đổi bộ mặt của các vùng núi , vì:

- Khi giao thông phát triển, hình thành các tuyến đường ô tô , đường sắt, đường hầm xuyên núi…giúp cho việc trao đổi hàng hóa, đi lại thuận lợi hơn, giảm bớt sự cách trở giữa vùng núi với vùng đồng bằng và vùng ven biển.

Bài 1 trang 78 sgk địa lí 7

Cho biết một số hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở vùng núi. Tại sao các hoạt động kinh tế này lại đa dạng và không giống nhau giữa các địa phương, các dân tộc?

Lời giải:

- Một số hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở vùng núi: trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và chế biến lâm sản, ngành nghề thủ công gia truyền…

- Các hoạt động kinh tế này đa dạng và không giống nhau giữa các địa phương các châu lục vì phù hợp với môi trường vùng núi và tập quán dân tộc…

Bài 2 trang 78 sgk địa lí 7

Sự phát riển kinh tế của các vùng núi đặt ra những vấn đề gì về môi trường?

Lời giải:

Khi phát triển kinh tế ở vùng núi cần lưu ý các vấn đề về môi trường: chống phá rừng, chống xói mòn đất, chống săn bắt động vật quý hiếm, chống gây ô nhiễm các nguồn nước đầu nguồn, bảo vệ thiên nhiên đa dạng, bảo tồn bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng núi…


Giải các môn học khác

Bình luận

Phần một . THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

Phần hai. CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ

Chương I - MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG

Chương II - MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA

Chương III - MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC

Chương IV - MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH

Chương V - MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI

Phần ba: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC

Chương VI. CHÂU PHI

Chương VII - CHÂU MĨ

Chương VIII - CHÂU NAM CỰC

Chương IX - CHÂU ĐẠI DƯƠNG

Chương X - CHÂU ÂU