Bài 6. Môi trường nhiệt đới

Lý thuyết và bài tập cho Bài 6. Môi trường nhiệt đới, Chương 1, Phần 2, Địa lý 7

1. Khí hậu

Môi trường nhiệt đới nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 5°C đến chi tuyến cả hai bán cầu.

Khí hậu nhiệt đới được đặc trưng bởi nhiệt độ cao quanh năm và trong năm có một thời kì khô hạn (từ 3 đến 9 tháng). Càng gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn.

Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C. Tuy nóng quanh năm, nhưng vẫn có sự thay đổi theo mùa. Thời kì nhiệt độ tăng cao là khoảng thời gian mặt trời đi qua thiên đỉnh.

Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 20 SGK Địa lí 7

Đề bài

Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới trên hình 5.1

Lời giải chi tiết

Môi trường nhiệt đới được kí hiệu màu xanh lá mạ, khoanh đỏ xung quanh.

Câu hỏi thảo luận trang 21 SGK Địa lí 7

Đề bài

Quan sát các biểu đồ dưới đây, nhận xét về sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới.

Lời giải chi tiết

Nhận xét:

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, biên độ nhiệt khoảng 5 – 100C.

+ Đường biểu diễn nhiệt độ có hai cực đại và hai cực tiểu, do phần lớn lãnh thổ nằm trong vùng nội chí tuyến trong năm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh.

Bài 1 trang 22 SGK Địa lí 7

Đề bài

Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới.

Lời giải chi tiết

Khí hậu nhiệt đới có đặc điểm:

- Nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C.

- Có 2 lần Mặt Trời đi qua thiên đỉnh.

- Có một thời kì khô hạn (từ 3 đến 9 tháng); càng gần chí tuyến càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn.

- Lượng mưa trung bình năm từ 500 đến 1500 mm; tập trung chủ yếu vào mùa mưa, càng gần chí tuyến lượng mưa càng thấp, thời gian mưa càng ngắn dần.

Bài 2 trang 22 SGK Địa lí 7

Đề bài

Giải thích tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng?

Lời giải chi tiết

Đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng do quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của vùng này.

- Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra mạnh tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm cho đất chua, đồng thời có sự tích tụ ô-xít sắt, ô-xít nhôm tạo ra màu đỏ vàng, gọi là đất feralit đỏ vàng.

Bài 3 trang 22 SGK Địa lí 7

Đề bài

Tại sao diện tích xa van nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng?

Lời giải chi tiết

Diện tích xa van nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng do:

Ở khu vực chí tuyến, lượng mưa ít cùng với sự phá rừng của con người đã làm cho đất bị thoái hoá.

Bài 4 trang 22 SGK Địa lí 7

Đề bài

Quan sát biểu đồ trang 22, cho biết biểu đồ nào ở Bắc bán cầu, biểu đồ nào ở Nam bán cầu ? Tại sao ?

Lời giải chi tiết

Biểu đồ thứ nhất là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Bắc bán cầu. Biểu đồ thứ hai là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Nam bán cầu.

- Vì:


Giải các môn học khác

Bình luận

Phần một . THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

Phần hai. CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ

Chương I - MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG

Chương II - MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA

Chương III - MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC

Chương IV - MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH

Chương V - MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI

Phần ba: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC

Chương VI. CHÂU PHI

Chương VII - CHÂU MĨ

Chương VIII - CHÂU NAM CỰC

Chương IX - CHÂU ĐẠI DƯƠNG

Chương X - CHÂU ÂU