Bài 1. Chuyển động cơ học

Lý thuyết và bài tập cho Bài 1. Chuyển động cơ học, Chương 1, Vật lý 8

1. Làm thế nào để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên?

Sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác được chọn làm mốc gọi là chuyển động cơ học.

Lưu ý: Người ta thường chọn Trái Đất hoặc vật gắn với Trái Đất như nhà cửa, hai cây bên đường, cột cây số… làm vật mốc.

2.Tính tương đối của chuyển động và đứng yên

Chuyển động và đứng yên có tính tương đối, phụ thuộc vật được chọn làm mốc.

Lưu ý:

Bài Tập / Bài Soạn: 

Bài C1 trang 4 SGK Vật lí 8

Đề bài

Làm thế nào để nhận biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời… đang chuyển động hay đứng yên?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Vận dụng định nghĩa về sự thay đổi vị trí của vật: Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học

Lời giải chi tiết

Để nhận biết được các vật đang chuyển động hay đứng yên ta so sánh vị trí của vật so với vật khác theo thời gian:

Bài C2 trang 5 SGK Vật lí 8

Đề bài

 Hãy tìm ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Vận dụng lí thuyết về chuyển động cơ học: Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học.

Lời giải chi tiết

Ví dụ về chuyển động cơ học:

- Xe ô tô chuyển động trên đường, vật mốc là cột điện bên đường.

- Tàu chuyển động trên đường ray, vật mốc là nhà cửa ven đường ray.

Bài C3 trang 5 SGK Vật lí 8

Đề bài

Khi nào một vật được coi là đứng yên? Hãy tìm ví dụ về vật đứng yên, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Vận dụng lí thuyết về chuyển động cơ học: Khi vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc.

Lời giải chi tiết

Vật không thay đổi vị trí đối với một vật khác được chọn làm mốc thì được coi là đứng yên.

Ví dụ: 

Bài C4 trang 5 SGK Vật lí 8

Đề bài

So với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Vận dụng lí thuyết về chuyển động cơ học:

+ Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.

+ Vật đứng yên khi vị trí của vật so với vật mốc không đổi theo thời gian.

Lời giải chi tiết

Ta có: Vật đứng yên khi vị trí của vật so với vật mốc không đổi theo thời gian.

Bài C5 trang 5 SGK Vật lí 8

Đề bài

So với toa tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên ? Tại sao ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Vận dụng lí thuyết về chuyển động hay đứng yên của vật:

+ Khi vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc.

+ Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.

Lời giải chi tiết

Ta có: Hành khách ngồi yên trên một toa tàu đang rời khỏi nhà ga.

Bài C6 trang 5 SGK Vật lí 8

Đề bài

Hãy dựa vào các câu trả lời trên để tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu nhận xét sau đây :

Vật thể có thể là chuyển động .......(1)........ nhưng lại là......(2)........ đối với vật khác.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Vận dụng lí thuyết vè tính tương đối của chuyển động và đứng yên: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.

Lời giải chi tiết

Ta có: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.

Bài C7 trang 5 SGK Vật lí 8

Đề bài

Hãy tìm ví dụ để minh họa cho nhận xét trên.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Vận dụng tính tương đối của chuyển động và đứng yên: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm vật mốc.

Lời giải chi tiết

Ví dụ: 

Bài C8 trang 5 SGK Vật lí 8

Đề bài

Hãy trả lời câu hỏi ở đầu bài: Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây (H.1.1). Như vậy có phải Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên không ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.

Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc.

Lời giải chi tiết

Bài C9 trang 6 SGK Vật lí 8

Đề bài

Hãy tìm thêm ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động. Tuỳ thuộc hình dạng quỹ đạo, người ta phân biệt chuyển động thẳng và chuyển động cong. Chuyển động tròn là một chuyển động cong đặc biệt.

Lời giải chi tiết

Ví dụ về các chuyển động:

- Chuyển động thẳng: chuyển động của một hòn đá được thả từ điểm cách mặt đất \(1m\)

Bài C10 trang 6 SGK Vật lí 8

Đề bài

Mỗi vật trong hình 1.4 chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.

Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc.

Lời giải chi tiết

- Ôtô : Đứng yên so với người lái xe; chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện.

Bài C11 trang 6 SGK Vật lí 8

Đề bài

Có người nói: "Khi khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc". Theo em, nói như thế có phải lúc nào cũng đúng không ? Hãy tìm ví dụ minh họa cho lập luận của mình.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Khi vị trí của vật thay đổi so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.

Lời giải chi tiết

Nói như vậy là sai.


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I. CƠ HỌC - VẬT LÝ 8

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải

CHƯƠNG II. NHIỆT HỌC - VẬT LÍ 8

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 8