55 câu hỏi lý thuyết mức độ nhận biết về amino axit có đáp án và lời giải chi tiết

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 10. Amino axit
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Tên của amino axit H2N-CH2-COOH là:     

Lời giải chi tiết : 

Glyxin.

Đáp án A: 

Alanin      

Đáp án B: 

Valin.           

Đáp án C: 

Lysin.    

Đáp án D: 

Glyxin.

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử

Lời giải chi tiết : 

Định nghĩa

- Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH)

Chọn A

Đáp án A: 

chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino     

Đáp án B: 

chỉ chứa nhóm amino

Đáp án C: 

chỉ chứa nhóm cacbonyl   

Đáp án D: 

chỉ chứa N hoặc C

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Khẳng định về tính chất vật lí nào của amino axit dưới đây không đúng?

Lời giải chi tiết : 

Tính chất vật lí của amino axit:

+ Các amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, vị hơi ngọt, có nhiệt độ nóng chảy cao.

+ Dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực

=> A,C,D đều đúng 

Chọn B

Đáp án A: 

Tất cả đều là chất rắn 

Đáp án B: 

Tất cả đều là tinh thể màu trắng

Đáp án C: 

Tất cả đều dễ tan trong nước 

Đáp án D: 

Tất cả đều dễ tan trong nước 

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm là:

Lời giải chi tiết : 

Đáp án B

Đáp án A: 

NH3.        

Đáp án B: 

H2NCH2COOH. 

Đáp án C: 

CH3COOH.          

Đáp án D: 

CH3NH2.

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Công thức cấu tạo của lysin:

Lời giải chi tiết : 

Công thức cấu tạo của lysin: NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH    

Chọn A

Đáp án A: 

NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH    

Đáp án B: 

CH3-CH(NH2)CH2-COOH

Đáp án C: 

HOOC-CH2-CH(NH2)CH2-COOH   

Đáp án D: 

CH3CH(NH2)COOH

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Trong các tên dưới đây, tên nào không phù hợp với công thức: CH3CH(NH2)COOH?

Lời giải chi tiết : 

CH3CH(NH2)COOH

Tên thay thế: Axit 2-aminopropanic

Tên bán hệ thống: Axit  - aminopropionic

Tên thông thường: Alanin

Chọn B

Đáp án A: 

Axit 2-aminopropanic

Đáp án B: 

Anilin

Đáp án C: 

Axit  - aminopropionic         

Đáp án D: 

Alanin

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Ở điều kiện thường, các amino axit

Lời giải chi tiết : 

Tính chất vật lí của amino axit:

+ Các amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, vị hơi ngọt, có nhiệt độ nóng chảy cao.

Chọn B

Đáp án A: 

Đều là chất khí   

Đáp án B: 

Đều là chất rắn               

Đáp án C: 

Đều là chất lỏng

Đáp án D: 

Không xác định

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Lời giải chi tiết : 

H2N- CH­2-COOH3N-CH3 là muối chứ không phải là este

Đáp án D

Đáp án A: 

Trong dung dịch, H2N – CH2 – COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+ – CH2 – COO-.

Đáp án B: 

Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

Đáp án C: 

Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, không màu, dễ tan trong nước và có vị ngọt.

Đáp án D: 

Hợp chất H2N – CH2 – COOH3N – CH3 là este của glyxin.

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Công thức tổng quát của aminoaxit no chứa hai nhóm amino và một nhóm cacboxyl, mạch hở là:

Lời giải chi tiết : 

Đáp án A

Đáp án A: 

CnH2n+2O2N2                  

Đáp án B: 

CnH2n+1O2N2               

Đáp án C: 

Cn+1H2n+1O2N2            

Đáp án D: 

CnH2n+3O2N2

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Tổng số nguyên tử trong một phân tử axit a-aminopropionic là :

Lời giải chi tiết : 

CH3 – CH(NH2) - COOH

Đáp án B

Đáp án A: 

11

Đáp án B: 

13

Đáp án C: 

12

Đáp án D: 

10

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu :

Lời giải chi tiết : 

Đáp án B

Đáp án A: 

Glyxin

Đáp án B: 

metyl amin

Đáp án C: 

alanin

Đáp án D: 

axit axetic

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Dãy chỉ chứa những amino axit và dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là?

Lời giải chi tiết : 

Glu có hai nhóm –COOH làm quỳ tím chuyển đỏ

Lys có hai nhóm –NH2 làm quỳ tím chuyển xanh

Đáp án A

Đáp án A: 

Gly, Val, Ala.

Đáp án B: 

Gly, Ala, Glu. 

Đáp án C: 

Gly, Gla, Lys. 

Đáp án D: 

Val, Lys, Ala.

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Khi cho H2NCH2-COOCH3 tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm hữu cơ X. chất X là:

Lời giải chi tiết : 

H2NCH2COOCH3 + NaOH → H2NCH2COONa + CH3OH ( ancol metylic)

Đáp án C

Đáp án A: 

Ancol etylic 

Đáp án B: 

Etylamin    

Đáp án C: 

Ancol metylic    

Đáp án D: 

Metylamin

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Dung dịch chứa chất nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh ?

Lời giải chi tiết : 

Đáp án D

Đáp án A: 

Glutamic 

Đáp án B: 

Anilin

Đáp án C: 

Glyxin

Đáp án D: 

Lysin

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Trong phân tử Gly-Ala-Val-Phe, amino axit đầu N là: 

Lời giải chi tiết : 

Đáp án D

Đáp án A: 

Phe

Đáp án B: 

Ala

Đáp án C: 

Val      

Đáp án D: 

Gly

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

α-amino axit X có phân tử khối bằng 89. Tên của X là

Lời giải chi tiết : 

α-amino axit X = 89 => X là alanin: CH3-CH(NH2)-COOH

Đáp án C

Đáp án A: 

Lysin.

Đáp án B: 

Valin.

Đáp án C: 

Analin.

Đáp án D: 

Glyxin.

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Dung dịch (dung môi nước) chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?

Lời giải chi tiết : 

Lysin: NH2-CH2-CH2- CH2-CH2-CH(NH2)- COOH => có 2 nhóm –NH2 trong phân tử nên làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

Đáp án B

Đáp án A: 

Alain. 

Đáp án B: 

Lysin. 

Đáp án C: 

Glyxin. 

Đáp án D: 

Valin.

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Chất nào sau đây vừa tác dụng với NaOH vừa tác dụng với HCl

Phương pháp giải : 

amino axit vừa tác dụng với NaOH vừa tác dụng với HCl

Lời giải chi tiết : 

Chất vừa tác dụng với NaOH vừa tác dụng với HCl là NH2CH2COOH.

Đáp án D

Đáp án A: 

C2H5OH

Đáp án B: 

CuSO4

Đáp án C: 

HCOOH

Đáp án D: 

NH2CH2COOH

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

X là aminoaxit đơn giản nhất. Số nguyên tử cacbon trong X là:

Lời giải chi tiết : 

Đáp án C

Đáp án A: 

0

Đáp án B: 

1

Đáp án C: 

2

Đáp án D: 

3

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Nhúng quỳ tím vào dung dịch alanin, quỳ tím….(1)….; nhúng quỳ tím vào dung dịch lysin, quỳ tím…..(2)…; nhúng quỳ tím vào dung dịch axit glutamic, quỳ tím…(3)….Vậy (1), (2), (3) tương ứng là:

Lời giải chi tiết : 

Anilin có tính bazo quá yếu không đủ làm thay đổi màu quỳ tím

Lysin có 2 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH nên có tính bazo mạnh hơn làm đổi thành xanh

Glutamic có 1 nhóm NH2 và 2 nhóm COOH nên có tính axit mạnh hơn làm đổi thành đỏ

Đáp án B

Đáp án A: 

(1)- chuyển sang đỏ; (2) –chuyển sang xanh; (3)- chuyển sang đỏ

Đáp án B: 

(1)-không đổi màu; (2) –chuyển sang xanh; (3)- chuyển sang đỏ.

Đáp án C: 

(1)- chuyển sang xanh; (2) –chuyển sang xanh; (3)- chuyển sang đỏ

Đáp án D: 

(1)- không đổi màu; (2) –chuyển sang đỏ; (3)- chuyển sang xanh.

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Kí hiệu viết tắt Glu là chỉ chất amino axit có tên là

Lời giải chi tiết : 

Đáp án A

Đáp án A: 

axit glutamic.

Đáp án B: 

axit glutaric.

Đáp án C: 

glyxin.

Đáp án D: 

glutamin.

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Chất nào sau đây thuộc loại hợp chất tạp chức?

Lời giải chi tiết : 

Đáp án A

Đáp án A: 

CH3-CH(NH2)-COOH. 

Đáp án B: 

HO-CH2-CH2-OH.

Đáp án C: 

HCOOCH3

Đáp án D: 

(CHO)2.

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Aminoaxit X no, mạch hở, có công thức CnHmO2N. Biểu thức liên hệ giữa m và n là

Phương pháp giải : 

Công thức tổng quát của aminoaxit: CnH2n+2-2k+tO2zNt, trong đó:

+ n là số nguyên tử C, n ≥2.

+ z là số nhóm -COOH, z ≥ 1.

+ t là số nguyên tử N, t ≥ 1.

+ k là tổng số liên kết pi (gồm số liên kết pi trong nhóm –COOH và trong gốc hiđrocacbon), k ≥ 1.

Lời giải chi tiết : 

- Công thức tổng quát của aminoaxit: CnH2n+2-2k+tO2zNt, trong đó:

+ n là số nguyên tử C, n ≥ 2.

+ z là số nhóm -COOH, z ≥ 1.

+ t là số nguyên tử N, t ≥ 1.

+ k là tổng số liên kết pi (gồm số liên kết pi trong nhóm –COOH và trong gốc hiđrocacbon), k ≥ 1.

- Aminoaxit X có công thức CnHmO2N → phân tử chứa một 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Ngoài ra, X thuộc loại aminoaxit no, mạch hở → k = 1 (phân tử chỉ chứa 1 liên kết pi C=O trong nhóm cacboxyl)

→ X: CnH2n+2-2+1O2N hay CnH2n+1O2N → m  = 2n + 1.

Đáp án C

Đáp án A: 

m = 2n.

Đáp án B: 

m = 2n+3.

Đáp án C: 

m = 2n+1.

Đáp án D: 

m = 2n+2.

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Aminoaxit nào sau đây phản ứng với HCl trong dung dịch theo tỉ lệ mol tương ứng 1:2?

Lời giải chi tiết : 

Aminoaxit X phản ứng với HCl theo tỉ lệ mol tương ứng 1:2 → phân tử  X chứa 2 nhóm –NH2.

Trong phân tử của các chất đã cho, lysin H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH có 2 nhóm –NH2; các chất còn lại chỉ có 1 nhóm –NH2 → X là lysin.

Đáp án B

Đáp án A: 

Axit glutamic.

Đáp án B: 

Lysin.

Đáp án C: 

Valin.

Đáp án D: 

Alanin.

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Anilin và alanin đều tác dụng được với dung dịch

Lời giải chi tiết : 

Anilin và alanin đều tác dụng được với HCl.

C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

CH3CH(NH2)COOH + HCl → CH3CH(NH3Cl)COOH

Đáp án A

Đáp án A: 

HCl.

Đáp án B: 

nước brom.

Đáp án C: 

KOH.

Đáp án D: 

NaHCO3.

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Dung dịch trong nước của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

Lời giải chi tiết : 

Trong số các chất đã cho, valin: CH3CH(CH3)CH(NH2)COOH không làm đổi màu quỳ tím.

Lysin: H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH và metylamin: CH3NH2 làm quỳ tìm chuyển thành màu xanh.

Axit glutamic: HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH làm quỳ tím chuyển thành màu hồng.

Đáp án D

Đáp án A: 

Lysin.

Đáp án B: 

Metylamin.

Đáp án C: 

Axit glutamic.

Đáp án D: 

Valin.

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Muối mononatri của axit nào sau đây làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt)?

Lời giải chi tiết : 

Đáp án A

Đáp án A: 

Axit glutamic

Đáp án B: 

Axit amino axetic        

Đáp án C: 

Axit stearic      

Đáp án D: 

Axit gluconic 

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Alanin có công thức là

Lời giải chi tiết : 

Đáp án A

Đáp án A: 

H2NCH(CH3)COOH. 

Đáp án B: 

C6H5NH2

Đáp án C: 

CH3NH2.  

Đáp án D: 

H2NCH2COOH.

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Chất nào sau đây thuộc loại α – amino axit? 

Phương pháp giải : 

α – amino axit là amino axit có nhóm –COOH và –NH2 gắn cùng vào 1C

Lời giải chi tiết : 

H2NCH(CH3)COOH là α – amino axit, có tên là Alanin.

Đáp án B

Đáp án A: 

H2NCH(CH3)NH2

Đáp án B: 

H2NCH(CH3)COOH.

Đáp án C: 

H2NCH2CH2COOH.

Đáp án D: 

HOOCCH(CH3)COOH.

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Dung dịch của chất nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?

Lời giải chi tiết : 

A. quỳ tím chuyển xanh

B. quỳ tím chuyển xanh

C. quỳ tím không chuyển màu

D. quỳ tím chuyển đỏ

Đáp án C

Đáp án A: 

H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH.           

Đáp án B: 

C2H5NH2.

Đáp án C: 

H2N-CH(CH3)COOH. 

Đáp án D: 

HOOC-CH2-CH(NH2)COOH.

Câu hỏi 31

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH

(phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là

Phương pháp giải : 

Các chất có nhóm NH2 trong phân tử sẽ có phản ứng với dd HCl

Lời giải chi tiết : 

Các chất phản ứng được với dd HCl là:

C6H5NH2; H2NCH2COOH; CH3CH2CH2NH2 => Có 3 chất

Đáp án C

Đáp án A: 

4

Đáp án B: 

2

Đáp án C: 

3

Đáp án D: 

5

Câu hỏi 32

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

Phương pháp giải : 

Tính chất hóa học của các chất hữu cơ

Lời giải chi tiết : 

H2NCH2COOH có số NH2 = COOH => không làm quì tím đổi màu

Đáp án D

Đáp án A: 

CH3COOH.      

Đáp án B: 

HOOCC3H5(NH2)COOH.

Đáp án C: 

HOCH2COOH.      

Đáp án D: 

H2NCH2COOH.

Câu hỏi 33

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Hợp chất nào dưới đây thuộc loại aminoaxit?

Phương pháp giải : 

Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH).

Lời giải chi tiết : 

Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH).

Trong số các chất đã cho, H2NCH2COOH thuộc loại aminoaxit.

C2H5NH2 thuộc loại amin, CH3COOC2H5 thuộc loại hợp chất este, HCOONH4 thuộc loại muối amoni.

Đáp án B

Đáp án A: 

C2H5NH2.

Đáp án B: 

H2NCH2COOH.

Đáp án C: 

CH3COOC2H5.

Đáp án D: 

HCOONH4.

Câu hỏi 34

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Amino axit nào sau đây có hai nhóm cacboxyl (-COOH) ?

Phương pháp giải : 

Ghi nhớ cấu tạo của các aminoaxit thường gặp:

+ Lysin: 2 nhóm –NH2, 1 nhóm –COOH

+ Axit glutamic: 1 nhóm –NH2, 2 nhóm –COOH

+ Các aminoaxit thường gặp còn lại: 1 nhóm –NH2, 1 nhóm –COOH

Lời giải chi tiết : 

Phân tử axit glutamic có chứa 2 nhóm –COOH

Đáp án C

Đáp án A: 

lysin.

Đáp án B: 

alanin.

Đáp án C: 

axit glutamic.

Đáp án D: 

valin.

Câu hỏi 35

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?

Lời giải chi tiết : 

H2NCH2COOH là chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl.

Đáp án D

Đáp án A: 

CH3COOH            

Đáp án B: 

CH3NH2                   

Đáp án C: 

CH3COONa          

Đáp án D: 

H2NCH2COOH

Câu hỏi 36

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch sau đây, dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là:

Phương pháp giải : 

Sự đổi màu của quỳ tím khi gặp amino axit:

- Số nhóm NH2 = số nhóm COOH => Không làm đổi màu quỳ tím

- Số nhóm NH2 > số nhóm COOH => Làm quỳ tím hóa xanh (VD: Lysin)

- Số nhóm NH2 < số nhóm COOH => Làm quỳ tím hóa đỏ (VD: Axit glutamic)

Lời giải chi tiết : 

Amino axit làm quỳ tím hóa xanh có số nhóm NH2 > số nhóm COOH

=> H2N(CH2)4CH(NH2)COOH thỏa mãn

Đáp án B 

Đáp án A: 

H2NCH2COOH      

Đáp án B: 

H2N(CH2)4CH(NH2)COOH 

Đáp án C: 

HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH 

Đáp án D: 

CH3COOH

Câu hỏi 37

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với hợp chất

Lời giải chi tiết : 

Tên gọi không phù hợp với hợp chất là Anilin vì:

Anilin là C6H5NH2

Đáp án C

Đáp án A: 

Axit 2-aminopropanoic.

Đáp án B: 

Axit α-aminopropionic.

Đáp án C: 

Anilin.

Đáp án D: 

Alanin.

Câu hỏi 38

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Phát biểu không đúng là

Phương pháp giải : 

Dựa vào cấu tạo và tính chất vật lí của amino axit

Lời giải chi tiết : 

D. Sai vì H2N-CH3-COOH3N-CH3 là muối tạo bởi glyxin với amin chứ không phải este

Đáp án D

Đáp án A: 

Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+–CH2–COO

Đáp án B: 

Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

Đáp án C: 

Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

Đáp án D: 

Hợp chất H2N–CH2–COOH3N–CH3 là este của glyxin.

Câu hỏi 39

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ trong Valin là

Phương pháp giải : 

Lý thuyết về amino axit

Lời giải chi tiết : 

Valin có công thức là: (CH3)2-CH-CH(NH2)-COOH => CTPT: C5H11O2N

=> %mN = (14 : 117).100% = 11,97%

Đáp án D  

Đáp án A: 

18,67%.

Đáp án B: 

15,73%.  

Đáp án C: 

13,59%.    

Đáp án D: 

11,97%.

Câu hỏi 40

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Phát biểu nào sau đây đúng?

Phương pháp giải : 

Lý thuyết về amino axit

Lời giải chi tiết : 

A sai. Thành phần chính của mì chính là muối mononatri của axit glutamic

B đúng. Amino axit vừa có nhóm chức -NH2 và -COOH nên thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.

C sai. Amino axit tự nhiên hầu hết là a-amino axit

D sai. Điều kiện thường, amino axit là chất rắn

Đáp án B  

Đáp án A: 

Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt   

Đáp án B: 

Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức

Đáp án C: 

Các amino axit thiên nhiên hầu hết là b-amino axit

Đáp án D: 

Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là chất lỏng

Câu hỏi 41

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Amino axit nào sau đây trong phân tử có số nhóm -NH2 lớn hơn số nhóm -COOH?

Lời giải chi tiết : 

+ Axit glutamic có 2 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2

+ Glyxin, Alanin có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2

+ Lysin có 1 nhóm -COOH và 2 nhóm -NH2

Vậy Lysin có số nhóm -NH2 lớn hơn số nhóm -COOH.

Đáp án C

Đáp án A: 

Axit glutamic.

Đáp án B: 

Glyxin.       

Đáp án C: 

Lysin.   

Đáp án D: 

Alanin.

Câu hỏi 42

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất 

Phương pháp giải : 

Dựa vào cách đọc tên amino axit.

Lời giải chi tiết : 

Tên thay thế: Axit 2,6-điaminohexanoic

Tên bán hệ thống: Axit α, ε-điaminocaproic

Tên thường: Lysin

Vậy tên không phù hợp là Axit 1,5-điaminohexanoic.

Đáp án A

Đáp án A: 

Axit 1,5-điaminohexanoic.

Đáp án B: 

Axit 2,6- điaminohexanoic.

Đáp án C: 

Axit α, ε-điaminocaproic.

Đáp án D: 

Lysin.

Câu hỏi 43

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất (CH3)2CHCH(NH2)COOH ?

Lời giải chi tiết : 

Valin là tên thường, Axit 2-amino-3-metylbutanoic là tên thay thế, Axit α-aminoisovaleric là tên bán hệ thống của CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH.

Đáp án A

Đáp án A: 

Axit 2-metyl-3-aminobutanoic.

Đáp án B: 

Valin.

Đáp án C: 

Axit 2-amino-3-metylbutanoic.

Đáp án D: 

Axit α-aminoisovaleric.

Câu hỏi 44

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

a-amino axit là amino axit có nhóm amin gắn với cacbon ở vị trí số

Lời giải chi tiết : 

a-amino axit là amino axit có nhóm amin gắn với cacbon ở vị trí số 2

R - (2)CH(NH2)- (1)COOH

Đáp án C

Đáp án A: 

3

Đáp án B: 

1

Đáp án C: 

2

Đáp án D: 

4

Câu hỏi 45

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Để chứng minh tính lưỡng tính của H2N-CH2-COOH (X), ta cho X tác dụng với

Phương pháp giải : 

Chứng minh tính lưỡng tính ta cho chất đó phản ứng với dung dịch axit và dd bazo

Lời giải chi tiết : 

Cho H2N – CH2-COOH tác dụng với dd HCl và NaOH

PTHH minh họa: H2N – CH2-COOH + HCl → ClH3N – CH2-COOH

                            H2N – CH2-COOH + NaOH → H2N – CH2-COONa + H2O

Đáp án B

Đáp án A: 

NaCl, HCl.

Đáp án B: 

HCl, NaOH.

Đáp án C: 

NaOH, NH3.

Đáp án D: 

HNO3, CH3COOH.

Câu hỏi 46

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) không tác dụng được với chất nào sau đây?

Phương pháp giải : 

Aminoaxit có chứa nhóm -COOH và -NH2 nên có tính chất của axit hữu cơ và amin.

Lời giải chi tiết : 

Axit aminoaxetic (H2NCH2COOHtác dụng được với chất: NaOH, HCl, C2H5OH; không phản ứng với NaCl.

Đáp án C

Đáp án A: 

NaOH                 

Đáp án B: 

HCl                  

Đáp án C: 

NaCl                  

Đáp án D: 

C2H5OH

Câu hỏi 47

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Axit glutamic không phản ứng với dung dịch chất nào?

Phương pháp giải : 

Xem lại TCHH của amino axit

Lời giải chi tiết : 

- Axit glutamic có 2 nhóm COOH nên phản ứng với NaOH, KOH và có nhóm NH2 nên phản ứng với HCl

- Axit glutamic không phản ứng với KCl

Đáp án D

Đáp án A: 

KOH.

Đáp án B: 

NaOH.

Đáp án C: 

HCl.

Đáp án D: 

KCl.

Câu hỏi 48

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Lysin có công thức nào sau đây?

Phương pháp giải : 

Xem lại bài amino axit

Lời giải chi tiết : 

Công thức hóa học của lysin là H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH.

Đáp án A

Đáp án A: 

H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH.

Đáp án B: 

H2N-CH2-COOH.

Đáp án C: 

CH3-CH(NH2)-COOH.

Đáp án D: 

HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH.

Câu hỏi 49

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Cho alanin tác dụng với NaOH, thu được muối X. Công thức của X là

Phương pháp giải : 

Xem lại bài amino axit

Lời giải chi tiết : 

Ala là NH2-CH(CH3)-COOH.

PTHH: H2N-CH(CH3)-COOH + NaOH → H2N-CH(CH3)-COONa + H2O

Đáp án C

Đáp án A: 

H2N-CH2-CH2-COOH.

Đáp án B: 

ClH3N-CH(CH3)-COONa.

Đáp án C: 

H2N-CH(CH3)-COONa.

Đáp án D: 

ClH3N-CH(CH3)-COOH.

Câu hỏi 50

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

X là chất rắn, không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường. Chất X là

Lời giải chi tiết : 

Trong 4 chất trên, chỉ có H2N-CH2-COOH thỏa mãn tính chất của X.

Đáp án C

Đáp án A: 

(C6H10O5)n.

Đáp án B: 

C6H5NH2.

Đáp án C: 

H2N-CH2-COOH.

Đáp án D: 

CH3NH2.


Bình luận