Ôn tập chương I: Số hữu tỉ. Số thực

Lý thuyết và bài tập cho Ôn tập chương I: Số hữu tỉ. Số thực, Chương 1, Đại số 7, Tập 1
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 trang 46 SGK Toán 7 tập 1

Câu 1

Nêu ba cách viết của số hữu tỉ \(\dfrac{-3}5\) và biểu diễn số hữu tỉ đó trên trục số.

Lời giải chi tiết:

- Ba cách viết số hữu tỉ \(\dfrac{{ - 3}}{5}\) là: \(\dfrac{{ - 6}}{{10}};\dfrac{{ - 9}}{{15}};\dfrac{{ - 12}}{{20}}\) 

- Biểu diễn số hữu tỉ \(\dfrac{{ - 3}}{5}\) trên trục số: 

Vì \( - 1 < \dfrac{{ - 3}}{5} < 0\) nên ta chia đoạn thẳng đơn vị (đoạn từ điểm 0 đến điểm –1 ) thành năm phần bằng nhau, lấy một đoạn làm đơn vị mới thì đơn vị mới bằng \(\dfrac{1}{5}\) đơn vị cũ.

Câu hỏi 2 trang 46 SGK Toán 7 tập 1

Câu 2

Thế nào là số hữu tỉ dương ? Số hữu tỉ âm ?

Số hữu tỉ nào không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm ? 

Lời giải chi tiết:

- Số hữu tỉ lớn hơn 0 gọi là số hữu tỉ dương 

Số hữu tỉ nhỏ hơn 0 gọi là số hữu tỉ âm

- Số 0 không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm

Câu hỏi 3 trang 46 SGK Toán 7 tập 1

Câu 3

Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ x được xác định như thế nào ?

Lời giải chi tiết:

Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ \(x\) là khoảng cách từ điểm \(x\) tới điểm \(0\) trên trục số.

Kí hiệu \(|x|\).

Câu hỏi 4 trang 46 SGK Toán 7 tập 1

Câu 4

Định nghĩa lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ.

Lời giải chi tiết:

Lũy thừa bậc \(n\) (\( n\) là số tự nhiên lớn hơn \(1\)) của một số hữu tỉ \(x\) là tích của \(n\) thừa số bằng \(x\). 

\({x^n} = \underbrace {x \ldots x}_{n\;thừa \;số}\)  (\( x ∈\mathbb Q, n ∈\mathbb N, n> 1\))

Câu hỏi 5 trang 46 SGK Toán 7 tập 1

Câu 5

Viết công thức :

- Nhân hai lũy thừa cùng cơ số. 

- Chia hai lũy thừa cùng cơ số khác 0.

- Lũy thừa của một lũy thừa.

- Lũy thừa của một tích.

- Lũy thừa của một thương.

Lời giải chi tiết:

- Nhân hai lũy thừa cùng cơ số: 

\({x^m}.{x^n} = {x^{m + n}}\)   (\( x ∈\mathbb Q, m,n ∈\mathbb N\))

- Chia hai lũy thừa cùng cơ số khác 0:

\({x^m}:{x^n} = {x^{m - n}}\)   (\(x ≠ 0, m ≥ n\)) 

- Lũy thừa của một lũy thừa: 

\({\left( {{x^m}} \right)^n} = {x^{m.n}}\)

Câu hỏi 6 trang 46 SGK Toán 7 tập 1

Câu 6

Thế nào là tỉ số của hai số hữu tỉ ? Cho ví dụ.

Lời giải chi tiết:

Thương của phép chia số hữu tỉ \(x\) cho số hữu tỉ \(y \,(y ≠ 0)\) gọi là tỉ số của hai số \(x\) và \(y,\) kí hiệu là \(\dfrac{x}y\) hay \(x:y\) 

Ví dụ: \(\dfrac{1}{3}:\dfrac{{ - 5}}{4}= \dfrac{1}{3}.\dfrac{{ - 4}}{5} \)\(= \dfrac{{ - 4}}{{15}}\)

Câu hỏi 7 trang 46 SGK Toán 7 tập 1

Câu 7

Tỉ lệ thức là gì ? Phát biểu tính chất cơ bản của tỉ lệ thức. Viết công thức thể hiện tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

- Tỉ lệ thức là một đẳng thức của hai số \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\) ( \(a, d\) gọi là ngoại tỉ; \(c,b\) gọi là trung tỉ)

- Tính chất cơ bản của tỉ lệ thức: Nếu  \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\) thì \(ad = bc\).

- Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau: 

Từ dãy tỉ số bằng nhau \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} = \dfrac{e}{f}\) ta suy ra:

Câu hỏi 8 trang 46 SGK Toán 7 tập 1

Câu 8

Thế nào là số vô tỉ ? Cho ví dụ. 

Lời giải chi tiết:

Số vô tỉ là số được viết dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

Ví dụ: \(x = 1,7320508...\) 

Câu hỏi 9 trang 46 SGK Toán 7 tập 1

Câu 9

Thế nào là số thực ? Trục số thực ? 

Lời giải chi tiết:

- Số hữu tỉ và số vô tỉ được gọi chung là số thực.

- Trục số thực:

+ Mỗi số thực được biểu diễn bởi một điểm trên trục số.

+ Ngược lại mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn một số thực.

Chỉ có tập hợp số thực mới lấp đầy trục số.

Câu hỏi 10 trang 46 SGK Toán 7 tập 1

Câu 10

Định nghĩa căn bậc hai của một số không âm. 

Lời giải chi tiết:

Định nghĩa: Căn bậc hai của một số \(a\) không âm là số \(x\) sao cho \(x^{2}=a.\)

Bài 96 trang 48 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Thực hiện phép tính (bằng cách hợp lí nếu có thể):

\(\eqalign{
& a)\,\,1{4 \over {23}} + {5 \over {21}} - {4 \over {23}} + 0,5 + {{16} \over {21}} \cr
& b)\,\,{3 \over 7}.19{1 \over 3} - {3 \over 7}.33{1 \over 3} \cr
& c)\,\,9.{\left( { - {1 \over 3}} \right)^3} + {1 \over 3} \cr
& d)\,\,15.{1 \over 4}:\left( { - {5 \over 7}} \right) - 25{1 \over 4}:\left( { - {5 \over 7}} \right) \cr} \)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng:

Bài 97 trang 49 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Tính nhanh:

a) \((-6,37 . 0,4) . 2,5\);

b) \( (-0,125) . (-5,3) . 8\);

c) \( (-2,5) . (-4) . (-7,9)\);

d) \(( - 0,375).4\dfrac{1}{3}.{( - 2)^3}\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để nhóm các thừa số.

Lời giải chi tiết

a) \((-6,37 . 0,4) . 2,5\)

\(=  - 6,37. (0,4 . 2,5)\)

\(=  - 6,37 . 1 =  - 6,37\)

b)\( (-0,125) . (-5,3) . 8\)

\(= (-0,125 . 8) . (-5,3)\)

\(=(-1). (-5,3) = 5,3\)

Bài 98 trang 49 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Tìm \(y\), biết:

\(\eqalign{
& a)\,\, - {3 \over 5}.y = {{21} \over {10}} \cr
& b)\,\,y:{3 \over 8} = - 1{{31} \over {33}} \cr
& c)\,\,1{2 \over 5}.y + {3 \over 7} = - {4 \over 5} \cr
& d)\,\, - {{11} \over {12}}.y + 0,25 = {5 \over 6} \cr} \)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng:

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết,

- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia,

- Quy tắc cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ.

Bài 99 trang 49 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Tính giá trị của các biểu thức sau:

\(\eqalign{
& P = \left( { - 0,5 - {3 \over 5}} \right):\left( { - 3} \right) + {1 \over 3} - \left( { - {1 \over 6}} \right):\left( { - 2} \right) \cr
& Q = \left( {{2 \over {25}} - 1,008} \right):{4 \over 7}:\left[ {\left( {3{1 \over 4} - 6{5 \over 9}} \right).2{2 \over {17}}} \right] \cr} \)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Bài 100 trang 49 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Mẹ bạn Minh gửi tiết kiệm \(2\) triệu đồng theo thể thức “có kì hạn \(6\) tháng”. Hết thời hạn \(6\) tháng, mẹ bạn Minh được lĩnh cả vốn lẫn lãi là \(2062400\) đồng. Tính lãi suất hàng tháng của thể thức gửi tiết kiệm này.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng công thức:

Lãi suất hàng tháng = tiền lãi một tháng \(\times 100\% :\) tiền gửi.

Lời giải chi tiết

Tiền lãi \(6\) tháng là:

\(2 062 400 - 2000 000 = 62 400\) (đồng)

Tiền lãi một tháng là:

Bài 101 trang 49 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Tìm \(x\), biết:

a) \(|x| =2,5\);

b) \(|x| = -1,2\);

c) \(|x| + 0,573 = 2\);

d) \(\left|x+ \dfrac{1}{3}\right| - 4 = -1\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Áp dụng:

\(\begin{gathered}
|A| = B\,\,(B \ge 0) \hfill \\
\Rightarrow \left[ \begin{gathered}
A = B \hfill \\
A = - B \hfill \\
\end{gathered} \right. \hfill \\
\end{gathered} \)

- Giá trị tuyệt đối của một số luôn không âm.

Lời giải chi tiết

a) \(|x| =2,5\)

Bài 102 trang 50 SGK Toán 7 tập 1

Từ tỉ lệ thức : \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\;\left( {a,b,c,d \ne 0;a \ne  \pm b;c \ne  \pm d} \right)\), hãy suy ra các tỉ lệ thức sau: 

LG a

\(\displaystyle {{a + b} \over b} = {{c + d} \over d}\)

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau:

\(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} = \dfrac{{a + c}}{{b + d}} = \dfrac{{a - c}}{{b - d}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Rightarrow \dfrac{a}{c} = \dfrac{b}{d}\)

Bài 103 trang 50 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Theo hợp đồng, hai tổ sản xuất chia lãi với nhau theo tỉ lệ \(3 : 5\). Hỏi mỗi tổ được chia bao nhiêu nếu tổng số lãi là \(12 800 000\) đồng?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau:

\(\dfrac{x}{a} = \dfrac{y}{b} = \dfrac{{x + y}}{{a + b}}\)

Lời giải chi tiết

Gọi số tiền lãi mỗi tổ được chia là \(x, y\) (đồng) (\(x, y > 0\)).

Theo đề bài hai tổ sản xuất chia lãi với nhau theo tỉ lệ \(3 : 5\) nên ta có:

Bài 104 trang 50 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Một cửa hàng có ba tấm vải dài tổng cộng \(108\, m.\) Sau khi bán đi \(\dfrac{1}{2}\)  tấm thứ nhất, \(\dfrac{2}{3}\) tấm thứ hai và \(\dfrac{3}{4}\) tấm thứ ba thì số mét vải còn lại ở ba tấm bằng nhau. Tính chiều dài mỗi tấm vải lúc đầu?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau \(\dfrac{x}{a} = \dfrac{y}{b} = \dfrac{z}{c} = \dfrac{{x + y + z}}{{a + b + c}}\)

Lời giải chi tiết

Bài 105 trang 50 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) \(\sqrt {0,01}  - \sqrt {0,25} \)

b) \(0,5.\sqrt {100}  - \sqrt {\dfrac{1}{4}} \)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Định nghĩa căn bậc hai “Căn bậc hai của một số \(a\) không âm là số \(x\) sao cho \(x^2 = a\)”  

Lời giải chi tiết

a) Ta có \(\sqrt {0,01}=0,1; \sqrt {0,25}=0,5\) nên: 

\(\sqrt {0,01}  - \sqrt {0,25} \)

\( = 0,1 - 0,5 =  - 0,4\)

b) \(0,5.\sqrt {100}  - \sqrt {\dfrac{1}{4}} \)

\( = 0,5.10 - \dfrac{1}{2}\)


Giải các môn học khác

Bình luận