Bài 9. Nghiệm của đa thức một biến

Lý thuyết và bài tập cho Bài 9. Nghiệm của đa thức một biến, Chương 4, Đại số 7, Tập 2

Lý thuyết về nghiệm của đa thức một biến.

1. Nghiệm của đa thức một biến 

Cho đa thức \(P(x)\)

Nếu tại \(x = a\) đa thức \(P(x)\) có giá trị bằng \(0\) thì ta nói \(a\) là một nghiệm của đa thức \(P(x)\).

2. Số nghiệm của đa thức một biến

Một đa thức (khác đa thức không) có thể có \(1, 2, 3, ..., n\) nghiệm hoặc không có nghiệm nào.

Tổng quát: Số nghiệm của một đa thức (khác đa thức \(0\)) không vượt qua bậc của nó.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 Bài 9 trang 48 SGK Toán 7 Tập 2

Đề bài

\(x = -2; x = 0\) và \(x = 2\) có phải là các nghiệm của đa thức \({x^3}-4x\) hay không? Vì sao ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Thay các giá trị của \(x\) vào đa thức để tính giá trị của đa thức. Nếu kết quả thu được bằng \(0\) thì giá trị đó là nghiệm của đa thức.

Lời giải chi tiết

Giá trị của đa thức \({x^3}-4x\) tại \(x = -2\) là: \({\left( { - 2} \right)^3}-4.\left( { - 2} \right) = -8 + 8 = 0\)

Giá trị của đa thức \({x^3}-4x\) tại \(x = 0\) là: \({0^3}-4.0 = 0-0 = 0\)

Câu hỏi 2 Bài 9 trang 48 SGK Toán 7 Tập 2

Đề bài

Trong các số cho sau, với mỗi đa thức, số nào là nghiệm của đa thức?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nếu tại \(x = a\) đa thức \(P(x)\) có giá trị bằng \(0\) thì ta nói \(a\) là một nghiệm của đa thức \(P(x)\)

Lời giải chi tiết

a)

- Tại \(x = \dfrac{1}{4}\) ta có:

Bài 54 trang 48 SGK Toán 7 tập 2

Kiểm tra xem:

a

\(x = \dfrac{1}{10}\) có phải là nghiệm của đa thức \(P(x) = 5x + \dfrac{1}{2}\) không?

Phương pháp giải:

Thay giá trị của \(x\) vào đa thức \(P(x)\), nếu tại \(x = a\) đa thức \(P(x)\) có giá trị khác \(0\) thì ta nói \(a\) không là nghiệm của đa thức \(P(x)\).

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\(P\left( {\dfrac{1}{{10}}} \right) = 5.\dfrac{1}{{10}} + \dfrac{1}{2} = \dfrac{5}{{10}} + \dfrac{1}{2} \)\(\,= \dfrac{1}{2} + \dfrac{1}{2} = 1 \ne 0\)

Bài 55 trang 48 SGK Toán 7 tập 2

a

Tìm nghiệm của đa thức \(P(y) = 3y + 6\)

Phương pháp giải:

Nếu tại \(x=a\) đa thức \(P(x)\)P(x)"> có giá trị bằng 0 thì ta nói a">a là một nghiệm của đa thức \(P(x)\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(P(y) = 3y + 6\) có nghiệm khi

    \(3y + 6 = 0\)

    \(3y = -6\)

     \(y=(-6):3\)

     \(y = -2\)

Vậy đa thức \(P(y)\) có nghiệm là \(y = -2\).

b

Chứng tỏ rằng đa thức sau không có nghiệm: \(Q\left( y \right) = {y^4} + 2\).

Bài 56 trang 48 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Đố: Bạn Hùng nói: "Ta chỉ có thể viết được một đa thức một biến có một nghiệm bằng \(1\)".

Bạn Sơn nói: " Có thể viết được nhiều đa thức một biến có một nghiệm bằng \(1\)"

Ý kiến của em ? 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nếu tại \(x = a\) đa thức \(P(x)\) có giá trị bằng \(0\) thì ta nói \(a\) là một nghiệm của đa thức \(P(x)\)

Lời giải chi tiết

Bạn Hùng nói sai.


Giải các môn học khác

Bình luận