Bài 4. Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)

Lý thuyết và bài tập cho Bài 4. Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp), Chương 1, Đại số 8, Tập 1

1. Lập phương của một tổng

Lập phương của tổng hai biểu thức bằng tổng của lập phương biểu thức thứ nhất, ba lần tích của bình phương biểu thức thứ nhất và biểu thức thứ hai, ba lần tích của biểu thức thứ nhất và bình phương biểu thức thứ hai và lập phương biểu thức thứ hai.

\({\left( {A + B} \right)^3} = {A^3} + 3{A^2}B + 3A{B^2} + {B^3}\)

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 bài 4 trang 13 SGK Toán 8 Tập 1

Đề bài

Tính \(\left( {a + b} \right){\left( {a + b} \right)^2}\) 

(với \(a, b\) là hai số tùy ý).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng:

- Hằng đẳng thức bình phương một tổng.

- Quy tắc nhân đa thức với đa thức.

Lời giải chi tiết

Câu hỏi 2 bài 4 trang 13 SGK Toán 8 Tập 1

Đề bài

Phát biểu hằng đẳng thức (4) bằng lời.

Áp dụng:

a) Tính \((x+1)^3\)

b) Tính \((2x+y)^3\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hằng đẳng thức

\({\left( {A + B} \right)^3} = {A^3} + 3{A^2}B + 3A{B^2} + {B^3}\)  (4)

Lời giải chi tiết

Phát biểu:

Câu hỏi 3 bài 4 trang 13 SGK Toán 8 Tập 1

Đề bài

Tính \({\left[ {a + \left( { - b} \right)} \right]^3}\) (với \(a,b\) là các số tùy ý).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng hằng đẳng thức (4)

\({\left( {A + B} \right)^3} = {A^3} + 3{A^2}B + 3A{B^2} + {B^3}\)

Lời giải chi tiết

\(\eqalign{
& {\left[ {a + \left( { - b} \right)} \right]^3} \cr&= {a^3} + 3{a^2}.\left( { - b} \right) + 3a.{\left( { - b} \right)^2} + {\left( { - b} \right)^3} \cr
& = {a^3} - 3{a^2}b + 3a{b^2} - {b^3} \cr} \)

Câu hỏi 4 bài 4 trang 13 SGK Toán 8 Tập 1

Đề bài

Phát biểu hằng đẳng thức (5) bằng lời.

Áp dụng:

a) Tính \({\left( {x - \dfrac{1}{3}} \right)^3}\)

b) Tính \((x-2y)^3\)

c) Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

\(\begin{array}{l}
1)\,\,{\left( {2x - 1} \right)^2} = {\left( {1 - 2x} \right)^2}\\
2)\,{\left( {x - 1} \right)^3} = {\left( {1 - x} \right)^3}\\
3)\,{\left( {x + 1} \right)^3} = {\left( {1 + x} \right)^3}\\
4)\,{x^2} - 1 = 1 - {x^2}\\
5)\,{\left( {x - 3} \right)^2} = {x^2} - 2x + 9
\end{array}\)

Bài 26 trang 14 SGK Toán 8 tập 1

Tính:

LG a.

\({(2{x^2} + 3y)^3}\);

Phương pháp giải:

Áp dụng:

\({\left( {A + B} \right)^3} = {A^3} + 3{A^2}B + 3A{B^2} + {B^3}\)

\({\left( {A.B} \right)^n} = {A^n}.{B^n}\)

Lời giải chi tiết:

Bài 27 trang 14 SGK Toán 8 tập 1

Viết các biểu thức sau dưới dạng lập phương của một tổng hoặc một hiệu:

LG a.

\( - {x^3} + 3{x^2} - 3x + 1;\)

Phương pháp giải:

Áp dụng: Hằng đẳng thức lập phương của một hiệu. 

\({\left( {A - B} \right)^3} = {A^3} - 3{A^2}B + 3A{B^2} - {B^3}\)

Lời giải chi tiết:

\(\eqalign{
& \,\, - {x^3} + 3{x^2} - 3x + 1 \cr 
& = 1 - 3x + 3{x^2} - {x^3} \cr 
& = {1^3} - {3.1^2}.x + 3.1.{x^2} - {x^3} \cr 
& = {\left( {1 - x} \right)^3} \cr} \)

Bài 28 trang 14 SGK Toán 8 tập 1

Tính giá trị của biểu thức:

LG a.

\({x^3} + 12{x^2} + 48x + 64\)         tại \(x = 6\);

Phương pháp giải:

- Bước 1: Ta đưa hai biểu thức đã cho về dạng lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu.

- Bước 2: Thay giá trị của \(x\) để tính giá trị của biểu thức.

Lời giải chi tiết:

\(\,{x^3} + 12{x^2} + 48{\rm{x}} + 64 \)\(= {{\rm{x}}^3} + 3.{{\rm{x}}^2}.4 + 3.x{.4^2} + {4^3} = {\left( {x + 4} \right)^3}\)

Với \(x = 6\) ta có: \({\left( {6 + 4} \right)^3} = {10^3} = 1000.\)

Bài 29 trang 14 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Đố: Đức tính đáng quý.

Hãy viết mỗi biểu thức sau dưới dạng bình phương hoặc lập phương của một tổng hoặc một hiệu, rồi điền chữ cùng dòng với biểu thức đó vào bảng cho thích hợp. Sau khi thêm dấu, em sẽ tìm ra một trong những đức tính quý báu của con người.

\({x^3} - 3{x^2} + 3x - 1\)                  \(N\)

\(16 + 8x + {x^2}\)                            \(  U\)

\(3{x^2} + 3x + 1 + {x^3}\)                  \(H\)

\(1 - 2y + {y^2}\)                               \(Â\)


Giải các môn học khác

Bình luận