Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận - Môn Ngữ Văn - Tập 1

Bài soạn siêu ngắn Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận, Tuần 13, Soạn văn 12 siêu ngắn, Tập 1
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 158 SGK Ngữ văn 12, tập 1

-Trong một đoạn/bài văn nghị luận, cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm vì các phương thức này hỗ trợ đắc lực cho phương thức nghị luận, giúp trình bày các luận cứ sống động, rõ ràng và thuyết phục hơn.

- Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt đó đạt hiệu quả nghị luận cần chú ý: các phương thức này giữ đúng vai trò hỗ trợ (nghị luận là phương thức chính), phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm, không được làm vỡ mạch nghị luận của bài/đoạn văn.

Câu 2 trang 158+159 SGK Ngữ văn 12, tập 1

- Nói như vậy đúng. Trong nhiều trường hợp, để bài văn nghị luận thuyết phục hơn thì người viết/nói phải có khả năng vận dụng kết hợp phương thức biểu đạt thuyết minh vì phương thức này giúp cung cấp những tri thức khoa học giúp người nghe/đọc hiểu biết rõ ràng, đúng đắn về vấn đề được bàn bạc, từ đó tăng tính hiệu quả và thuyết phục cho mục đích nghị luận.

Câu 3 trang 159+160+161 SGK Ngữ văn 12, tập 1

a. Xác định chủ đề: Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị.

b. Tìm và sắp xếp các luận điểm theo dàn ý rành mạch, hợp lí:

+ Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu.

+ Giải thích thế nào là thơ trữ tình chính trị.

+ Phân tích các biểu hiện của thơ trữ tình chính trị Tố Hữu (lí tưởng lớn, niềm vui lớn, lẽ sống lớn).

+ Đánh giá khái quát về giá trị của đặc điểm và giá trị của thơ Tố Hữu.

c. Cần vận dụng thêm các phương thức biểu đạt khác để đạt hiệu quả:

+ Phương thức thuyết minh: khi giới thiệu ngắn gọn về Tố Hữu.

Câu 4 trang 161 SGK Ngữ văn 12, tập 1

Hai nhận định a và b đều sai vì cái hay của đoạn/bài văn nghị luận không phụ thuộc vào việc có hay không, nhiều hay ít các phương thức biểu đạt được vận dụng kết hợp. Không nên xem nhẹ và cũng không nên lạm dụng các phương thức biểu đạt hỗ trợ. Việc kết hợp cần đúng chỗ, đúng lúc, phục vụ hợp lí và hiệu quả cho mục đích nghị luận.

 

Câu 5 trang 161+162 SGK Ngữ văn 12, tập 1

Thực phẩm bẩn là vấn nạn của toàn xã hội. Danh từ thực phẩm bẩn được sử dụng để chỉ những loại thực phẩm chứa các chất không an toàn cho sức khỏe của người sử dụng vượt quá hàm lượng cho phép. Từ lâu, thực phẩm bẩn đã tràn đến bàn ăn của nhiều hộ gia đình và âm thầm tàn phá sức khỏe của họ. Nhiều người vẫn coi thường vấn đề này cho đến khi họ tận mắt chứng kiến người thân trong gia đình hoặc chính mình rơi vào hoàn cảnh nhẹ thì miệng nôn chôn tháo, nặng thì đau đớn trên giường bệnh với những đợt hóa trị hao tốn tiền của.


Giải các môn học khác

Bình luận

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35