Nhân vật giao tiếp

Soạn bài Nhân vật giao tiếp, Tuần 20, Ngữ văn lớp 12 siêu ngắn
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Lời giải chi tiết:

a. Đoạn trích trong truyện “Vợ nhặt” (Kim Lân) gồm hai nhân vật Tràng và thị:

+ Về lứa tuổi: tương đương nhau.

+ Về giới tính: Tràng là nam, thị là nữ.

+ Về tầng lớp xã hội: đều là thuộc tầng lớp lao động nghèo khổ.

b. Các nhân vật luân phiên lượt lời, đổi vai nói và vai nghe cho  nhau:

+ Lượt 1 (Kìa anh ấy gọi…với anh ấy): mấy cô gái nói, Tràng và thị nghe.

Câu 2 (trang 20 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Lời giải chi tiết:

a. Trong đoạn trích có những nhân vật giao tiếp sau: Bá Kiến, Chí Phèo, Lí Cường, mấy bà vợ, dân làng hiếu kì. Đoạn trích có 9 lượt lời, trong đó lượt lời số 1 và 2 Bá Kiến nói cho nhiều người nghe, các lượt lời 3,5,6,7,8 nói với một người nghe là Chí Phèo, lượt lời thứ 9 nói cho cả Chí Phèo và Lí Cường nghe.

b. Đối với mỗi đối tượng khác nhau, Bá Kiến có vị thế khác. Điều này chi phối đến cách nói và lời nói của Bá Kiến:

Luyện tập câu 1 (trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

- Đoạn hội thoại gồm các nhân vật giao tiếp sau: anh Mịch, ông lí.

- Vị thế xã hội chi phối đến lời nói của nhân vật:

+ Anh Mịch (vị thế xã hội thấp: người làm thuê làm mướn trong làng):

• Xưng hô kính cẩn “ông – con”.

• Cách nói khúm núm, sợ sệt, van xin (lạy ông, ông làm phúc tha cho con; cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy; con sợ lắm, con không dám…).

• Nội dung nói: van xin ông lí tha cho việc đi xem bóng đá.

+ Ông lí (vị thế xã hội cao: chức sắc đứng đầu làng):

• Xưng hô lạnh lùng, coi thường: “tao –mày”.

Luyện tập câu 2 (trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

+ Đoạn trích có các nhân vật giao tiếp sau: Viên đội sếp Tây, đám đông đi đường, chú bé con, chị con gái, anh sinh viên, bác cu-li, nhà nho.

+ Mối quan hệ giữa vị thế xã hội, nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính…và đặc điểm lời nói của các nhân vật:

• Đội sếp Tây (vị thế cao, đại diện cho quyền lực của thực dân ở thuộc địa): lời nói hách dịch, đầy khinh miệt với dân thuộc địa.

• Chú bé con (trẻ em, ngây thơ): chỉ quan tâm đến cái mũ lạ mắt, ngộ nghĩnh.

• Chị con gái (phụ nữ, lại đang tuổi trẻ trung): chỉ quan tâm đến chiếc áo dài.

Luyện tập câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Bà lão và chị Dậu có mối quan hệ hàng xóm láng giềng gần gũi, thân tình. Họ có vị thế xã hội ngang nhau, cùng thuộc tầng lớp những người nông dân nghèo khổ. Điều này chi phối tới lời nói và cách nói của hai người:

+ Xưng hô: thân tình, tôn trọng (bác trai – cụ - nhà cháu – cháu).

+ Lời nói: bà lão hỏi han tình hình sức khỏe anh Dậu, khuyên nhủ anh Dậu trốn đi, cảnh báo cho chị Dậu việc bọn cường hào sắp tới; chị Dậu thông báo anh Dậu đã tỉnh táo nhưng còn yếu ớt, đồng tình với lời khuyên của bà lão.


Giải các môn học khác

Bình luận

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35