Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn chi tiết cho bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan, Bài 20, Ngữ văn 9, Tập 2

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 từ đầu đến “thiên niên kỷ mới”: Sự chuẩn bị bản thân con người là sự chuẩn bị quan trọng nhất trong hành trang bước vào thế kỉ mới.

- Phần 2: tiếp theo cho đến “kinh doanh và hội nhập”: Tình hình thế giới và những nhiệm vụ của đất nước.

- Phần 3: tiếp theo cho đến hết. Những điểm manh, điểm yếu của con người Việt Nam và nhiệm vụ của con người khi bước vào thế kỉ mới.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 30 SGK Ngữ văn 9, tập 2

Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử? Bài viết đã nêu vấn đề gì? Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy.

Những yêu cầu, nhiệm vụ hết sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho đất nước ta, cho thế hệ trẻ hiện nay là gì?

Trả lời:

- Tác giả viết bài này vào thời điểm chuyển tiếp giữa hai thế kỉ (thế kỉ XX – XXI).

- Vấn đề: việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới của thế hệ trẻ Việt Nam.

Câu 2 trang 30 SGK Ngữ văn 9, tập 2

Hãy đọc lại cả bài và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả.

Trả lời:

Lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả:

a) Trong hành trang vào thế kỉ mới, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhât.

Đây là luận cứ mở ra hướng lập luận cho toàn bài văn, là luận cứ quan trọng mở đầu cho cả hệ thống luận cứ của bài văn.

Luận cứ này được xác minh bằng các lí lẽ:

- Từ cổ chí kim bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử;

Câu 3 trang 30 SGK Ngữ văn 9, tập 2

Trong bài này, tác giả cho rằng: "Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất". Điều đó đúng không, vì sao?

Trả lời:

Trong bài này, tác giả cho rằng: Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Điều này rất xác đáng bởi vì:

- Từ xưa đến nay, con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử.

- Nhất là trong thời kỉ nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như hiện nay con người lại càng có vai trò nổi bật.

Câu 4 trang 30 SGK Ngữ văn 9, tập 2

Tác giả đã nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam qua? Những điểm mạnh, điểm yếu ấy có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay?

Trả lời:

Tác giả đã nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách thói quen của con người Việt Nam là:

- Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành;

Câu 5 trang 30 SGK Ngữ văn 9, tập 2

Em đã học và đọc nhiều tác phẩm văn học và những bài học lịch sử nói về các phẩm chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Những nhận xét của tác giả có gì giống và có điểm gì khác với những điều mà em đã đọc được trong cách sách vở nói trên? Thái độ của tác giả như thế nào khi nêu những nhận xét này?

Trả lời:

- Nhận xét tác giả với sách lịch sử, văn học:

   + Giống: phân tích, nhận xét ưu điểm người Việt: thông minh, cần cù, sáng tạo, đoàn kết trong chiến đấu…

Câu 6 trang 30 SGK Ngữ văn 9, tập 2

Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ. Hãy tìm những thành ngữ, tục ngữ ấy và cho biết ý nghĩa, tác dụng của chúng.

Trả lời:

Trong văn bản này, tác giả sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ “nước đến chân mới nhảy", “trâu buộc ghét trâu ăn”, “liệu cơm gấp mắm”, “bóc ngắn, cắn dài”. Điều này làm cho bài văn thêm phần cụ thể, sinh động và giàu ý nghĩa.

Câu 1 trang 31 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2 - Luyện tập

Em hãy nếu những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam như nhận định của tác giả.

Trả lời:

Những dẫn chứng trong thực tế xã hội về một số điểm mạnh của con người Việt Nam:

-> Sự cần cù, sáng tạo:

   - Bác Vũ Đình Phúc (đường Nguyễn Siêu, Xóm Mới, phường 7, TP Đà Lạt) đã giành 2 năm mày mò nghiên cứu để sản xuất ra máy xay phế phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ, tận dụng phế phẩm nông nghiệp, giảm rác thải đồng thời phục vụ sản xuất.

Câu 2 trang 31 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2 - Luyện tập

Em nhận thấy ở bản thân mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào trong những điều tác giả đã nêu và cả những điều tác giả chưa nói tới? Nêu phương hướng khắc phục những điểm yếu.

Trả lời:

- Điểm mạnh của bản thân:

   + Có khả năng tiếp thu kiến thức nhanh

   + Có khả năng nắm bắt khái quát vấn đề.

   + Có tính sáng tạo.

- Điểm yếu của bản thân:

   + Đôi khi còn lười trong suy nghĩ và hành động.

   + Chưa làm việc một cách tỉ mỉ, cẩn thận.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 9 TẬP 1

Đề kiểm tra giữa kì - Học kì 1 - Ngữ văn 9

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - HỌC KÌ 1 - NGỮ VĂN 9

Đề kiểm tra 45 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 9

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

  • Đề ôn tập học kì 1 - Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

SOẠN VĂN 9 TẬP 2

Các thể loại văn tham khảo lớp 9

  • Văn nghị luận
  • Văn nghị luận lớp 9
  • Văn tự sự lớp 9
  • Nghị luận xã hội lớp 9
  • Văn thuyết minh lớp 9

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - HỌC KÌ 2 - NGỮ VĂN 9

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT - HỌC KÌ 2 - NGỮ VĂN 9

Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải

  • Đề ôn tập học kì 2 - Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất

ĐỀ THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 9 có lời giải chi tiết