Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ - Ngữ văn 9 - Tập 1

Xemloigiai.net giới thiệu bài soạn chi tiết cho Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, Bài 4, Ngữ văn 9, Tập 1

Tóm tắt

   Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) đẹp người đẹp nết, được Trương Sinh thất học, hay ghen cưới về làm vợ. Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng chu đáo và nuôi con thơ. Khi mẹ chồng mất cũng lo ma chay chu tất. Khi Trương Sinh trở về, hay tin mẹ mất mà đau buồn. Con trẻ không biết không nhận cha, Trương Sinh đâm ghen tuông ngờ vực sự thủy chung của Vũ Nương. Vũ Nương chứng tỏ sự trong sạch của mình nên nhảy sông tự vẫn.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 51 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1

Tìm bố cục của truyện

Trả lời:

- Phần 1 (từ đầu đến "như đối với cha mẹ đẻ mình"): Cuộc sống của Vũ Nương khi được gả về nhà Trương Sinh cho đến trước khi Trương Sinh trở về.

- Phần 2 (tiếp theo đến "nhưng việc trót đã qua rồi"): Số phận oan khuất của Vũ Nương.

- Phần 3 (đoạn còn lại): Vũ Nương được giải oan.

Câu 2 trang 51 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1

Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh, Vũ Nương bộc lộ những đức tính gì?

Trả lời:

- Trong mối quan hệ vợ chồng trong cuộc sống hằng ngày: “Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.”

-> “giữ gìn khuôn phép, không từng lần nào vợ chồng phải đến thất hoà.”.

- Trong tình huống chia li: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.”

Câu 3 trang 51 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1

Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

Trả lời:

- Nguyên nhân trực tiếp là do Trương Sinh quá đa nghi, hay ghen, gia trưởng, độc đoán. Trương Sinh đã không cho Vũ Nương cơ hội trình bày, thanh mình.

- Nguyên nhân gián tiếp là do xã hội phong kiến – Một xã hội gây ra bao bất công ấy, thân phận người phụ nữ thật bấp bênh, mong manh, bi thảm. Họ không được bênh vực chở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí,

Câu 4 trang 51 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1

Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và những lời đối thoại trong truyện?

Trả lời:

- Tình huống truyện bất ngờ, căng thẳng.

- Sự phát triển tâm lí nhân vật hợp lí: khởi đầu, đỉnh điểm.

- Chi tiết cái bóng xuất hiện đẩy kịch tính lên đến cao trào.

Câu 5 trang 51 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1

Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

Trả lời:

- Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: chuyện nằm mộng của Phan Lang, Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi,… chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.".

- Ý nghĩa:


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 9 TẬP 1

Đề kiểm tra giữa kì - Học kì 1 - Ngữ văn 9

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - HỌC KÌ 1 - NGỮ VĂN 9

Đề kiểm tra 45 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 9

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

  • Đề ôn tập học kì 1 - Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

SOẠN VĂN 9 TẬP 2

Các thể loại văn tham khảo lớp 9

  • Văn nghị luận
  • Văn nghị luận lớp 9
  • Văn tự sự lớp 9
  • Nghị luận xã hội lớp 9
  • Văn thuyết minh lớp 9

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - HỌC KÌ 2 - NGỮ VĂN 9

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT - HỌC KÌ 2 - NGỮ VĂN 9

Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải

  • Đề ôn tập học kì 2 - Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất

ĐỀ THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 9 có lời giải chi tiết