Bài 13: Địa hình bề mặt trái đất - Địa lí 6

Lý thuyết và bài tập cho Bài 13: Địa hình bề mặt trái đất, Chương 2, Địa lí 6

1. Núi và độ cao của núi.

- Núi là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.

-  Có 3 bộ phận: Đỉnh (nhọn), Sườn (dốc), Chân núi (chỗ tiếp giáp mặt đất)

- Phân loại núi:

+ Núi thấp: Dưới 1000m

+ Núi trung bình: từ 1000m-2000m

+ Núi cao: Từ 2000m trở lên.

- Để tính độ cao của núi, thông thường ta có hai cách đó là tính độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối.

+ Độ cao tương đối tính từ đỉnh núi lên chân núi.

+ Độ cao tuyệt đối tính từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 42 SGK Địa lí 6

Đề bài

Quan sát hình 34, hãy cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi (3) khác với cách tính độ cao tương đối (1), (2) của núi như thế nào?

Lời giải chi tiết

Cách tính độ cao tuyệt đối của núi khác với cách tính độ cao tương đối ở chỗ:

- Độ cao tuyêt đổi là khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi tới mực nước biển.

Câu hỏi thảo luận trang 43 SGK Địa lí 6

Đề bài

Quan sát hình 35, cho biết: các đỉnh núi, sườn núi và thung lũng của núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào?

Lời giải chi tiết

So sánh núi già và núi trẻ:                                                                              

Các bộ phận của núi

Núi già

Câu hỏi thảo luận trang 44 SGK Địa lí 6

Đề bài

Quan sát hình 38, hãy mô tả lại những gì em nhìn thấy trong hang động.

Lời giải chi tiết

Hình 38 cho thấy một hang động cacxtơ với những khối thạch nhũ có kích thước, màu sắc và hình dạng khác nhau.

Bài 1 trang 45 SGK Địa lí 6

Đề bài

Hãy nêu rõ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối.

Lời giải chi tiết

Sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối.

-    Đo độ cao tuyệt đối được tính từ đỉnh núi đến mực nước biển.

-    Đo độ cao tương đối được tính từ đỉnh núi đến điểm thấp nhất của chân núi.

Bài 2 trang 45 SGK Địa lí 6

Đề bài

Hãy trình bày sự phân loại núi theo độ cao.

Lời giải chi tiết

Phân loại núi theo độ cao:

- Núi thấp: là những khối núi có độ cao tuyệt đối dưới 1000 m.

- Núi trung bình là những khối núi có độ cao tuyệt đối từ 1000 m đến 2000 m.

- Núi cao là những khối núi có độ cao tuyệt đối từ 2000 m trở lên.

Bài 3 trang 45 SGK Địa lí 6

Đề bài

Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào?

Lời giải chi tiết

Núi già và núi trẻ khác nhau ở:

- Thời gian hình thành: Núi già được hình thành hàng trăm triệu năm, núi trẻ mới được hình thành vài chục triệu năm.

- Núi trẻ hiện còn tiếp tục được nâng cao, núi già có xu hướng hạ thấp.

- Hình dạng, đỉnh, sườn và thung lũng:

+ Núi già thường có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.

+ Núi trẻ thường có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.

Bài 4 trang 45 SGK Địa lí 6

Đề bài

Địa hình núi đá vôi có những đặc điểm gì?

Lời giải chi tiết

Đặc điểm đia hình núi đá vôi:

- Địa hình núi đá vôi thường có các đỉnh nhọn, sắc (đá tai mèo) hoặc lởm chởm.

- Các khối núi đá vôi có nhiều hình dạng khác nhau, bên trong có nhiều hang động. Trong hang động còn có nhiều thạch nhũ đẹp (như vú đá, chuông đá, rèm đá, măng đá, cột đá...).


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I. TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG II. CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT