Bài 23: Sông và hồ - Địa lí 6

Lý thuyết và bài tập cho Bài 23: Sông và hồ, Chương 2, Địa lí 6

1. Sông và lượng nước của sông

a. Sông

   - Khái niệm: Sông là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

   - Lưu vực sông: là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông.

   - Hệ thống sông: dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại thành hệ thống sông.

 

b. Đặc điểm của sông

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 70 SGK Địa lí 6

Đề bài

Dựa vào lược đồ hình 59 SGK, hãy xác định lưu vực, các phụ lưu và các chi lưu của con sông chính.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đọc lược đồ.

Lời giải chi tiết

- Lưu vực của hệ thống sông ở hình 59 SGK gồm toàn bộ diện tích màu xanh lá cùng với diện tích các sườn núi của hai dãy núi ở hai bên của hệ thống sông.

- Hệ thống sông này gồm ba phụ lưu và bốn chi lưu.

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 70 SGK Địa lí 6

Đề bài

Theo em, lưu vực của một con sông là lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào những điều kiện nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

Lưu lượng của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào:

-  Diện tích lưu vực.

-  Nguồn cung cấp nước.

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 71 SGK Địa lí 6

Đề bài

 Hãy so sánh lưu vực và tổng lượng nước của sông Mê Công và sông Hồng.

 Lưu vực và lượng nước sông Hồng và sông Mê Công

 

Sông Hồng

Sông Mê Công

Lưu vực (km2)

Tổng lượng nước (tỉ m3/năm)

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 71 SGK Địa lí 6

Đề bài

Bằng những hiểu biết thực tế, em hãy cho ví dụ về những lợi ích của sông.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Liên hệ.

Lời giải chi tiết

Các lợi ích của sông là:

- Phát triển giao thông đường sông.

- Phát triển thủy điện.

- Cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất và đời sống.

- Cung cấp nguồn lợi thuỷ sản, phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.

- Bồi tụ phù sa cho các đồng bằng.

- Tạo cảnh quan cho du lịch sinh thái.

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 72 SGK Địa lí 6

Đề bài

Căn cứ vào tính chất của nước, em hãy cho biểt trên thế giới có mấy loại hồ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Liên hệ.

Lời giải chi tiết

Dựa vào tính chất nước, trên thế giới có hai loại hồ: là hồ nước ngọt và hồ nước mặn.

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 72 SGK Địa lí 6

Đề bài

 Hãy nêu tên một số hồ nhân tạo mà em biết. Các hồ này có tác dụng gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Liên hệ.

Lời giải chi tiết

- Tên một số hồ nhân tạo: Hồ Dầu Tiếng, hồ Thác Bà, hồ Hoà Bình, hồ Đắc Lắc, hồ Trị An...

- Tác dụng của các hồ này:

+ Điều tiết lượng nước  giúp hạn chế lũ lụt, cung cấp nước tưới cho cây trồng và sản xuất, sinh hoạt.

+ Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Phát triển du lịch.

+ Bảo vệ nguồn nước ngầm.

Bài 1 trang 72 SGK Địa lí 6

Đề bài

Thế nào là hệ thống sông, lưu vực sông?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lí thuyết phần sông và lượng nước của sông.

Lời giải chi tiết

- Hệ thống sông là hệ thống gồm dòng sông chính, các phụ lưu và chi lưu hợp lại với nhau.

- Lưu vực sông là diện tích bề mặt đất cung cấp nước thường xuyên cho sông. 

Bài 2 trang 72 SGK Địa lí 6

Đề bài

Sông và hồ khác nhau thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

So sánh.

Lời giải chi tiết

Sông và hồ khác nhau ở các điểm sau đây:

- Sông là dòng chảy thường xuyên, còn hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu.

- Sông có lưu vực xác định, hồ thường không có diện tích nhất định.

Bài 3 trang 72 SGK Địa lí 6

Đề bài

Em hiểu thế nào là tổng lượng nước trong mùa cạn và tổng lượng nước trong mùa lũ của một con sông?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Vận dụng.

Lời giải chi tiết

- Tổng lượng nước trong mùa cạn là % lượng nước trong các tháng mùa cạn so với tổng lượng nước cả năm.

- Tổng lượng nước trong mùa lũ là % lượng nước trong các tháng mùa lũ so với tổng lượng nước cả năm.

Bài 4 trang 72 SGK Địa lí 6

Đề bài

Dựa vào bảng ở trang 71 hãy tính và so sánh tổng lượng nước (bằng m3) của sông Hồng và sông Mê Công trong mùa cạn và mùa lũ. Vì sao có sự chênh lệch đó?

Lưu vực và lượng nước sông Hồng và sông Mê Công

 

Sông Hồng

Sông Mê Công


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I. TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG II. CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT