Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên trái đất - Địa lí 6

Lý thuyết và bài tập cho Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên trái đất, Chương 2, Địa lí 6

1. Lớp vỏ sinh vật

Khái niệm: Lớp vỏ sinh vật (sinh vật quyển) là những sinh vật sống trong các lớp đất đá, không khí và lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái đất.

2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật

a. Đối với thực vật

- Khí hậu: Có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm thực vật (nhiệt độ, lượng mưa).

   + Khí hậu nhiệt đới → Các loài cây nhiệt đới: cao su, cà phê, ...

   + Khí hậu ôn đới → Các loài cây cận nhiệt: chè, su su, …

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 81 SGK Địa lí 6

Đề bài

Hãy quan sát các hình 67, 68 SGK, cho biết sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào? Tại sao như vậy?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quan sát hình ảnh và so sánh.

Lời giải chi tiết

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 81 SGK Địa lí 6

Đề bài

Hãy quan sát hình 69, 70 và cho biết tên các loài động vật trong mỗi miền. Vì sao các loài độnig vật giữa hai miền lại có sự khác nhau?

 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quan sát hình ảnh.

Phân tích.

Lời giải chi tiết

- Hình 69: Các loài động vật ở đài nguyên gồm tuần lộc, sư tử biển, cáo trắng, vịt biển, chim lặn, hải âu, cổ rụt...

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 82 SGK Địa lí 6

Đề bài

Hãy kể tên một số động vật ngủ đông và di cư theo mùa mà em biết.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Liên hệ.

Lời giải chi tiết

Một số động vật ngủ đông là: sóc, gấu Bắc Cực, ...

Một số động vật di cư: chim nhạn, chim én, hồng hạc,...

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 82 SGK Địa lí 6

Đề bài

 Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về mối quan hệ giữa thực vật và các loài động vật.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Liên hệ.

Lời giải chi tiết

Trên các đồng cỏ nhiệt đới, thực vật hoà thảo (cỏ) phát triển rất phong phú, nên có nhiều loài động vật ăn cỏ sinh sống như: voi, sơn dương đầu bò, ngựa vằn, linh dương, bò... chính những động vật ăn cỏ này lại là mồi của các động vật ăn thịt như: sư tử, báo, linh miêu, đại bàng...

Câu hỏi thảo luận số 3 trang 82 SGK Địa lí 6

Đề bài

Tại sao khi môi trường rừng bị phá hoại thì các động vật hoang dã quý, hiếm trong rừng cũng bị diệt vong?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

Khi môi trường rừng bị phá hoại thì các động vật hoang dã quý, hiếm trong rừng cũng bị diệt vong, vì:

- Nguồn thức ăn cạn kiệt.

- Mất nơi cư trú.

- Khí hậu thay đổi.

Bài 1 trang 82 SGK Địa lí 6

Đề bài

 Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lí thuyết phần các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật.

Lời giải chi tiết

 Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của động, thực vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.

Bài 2 trang 82 SGK Địa lí 6

Đề bài

 Tại sao lại nói rằng sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

Sự phân bố các loại thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loại động vật vì:

- Thực vật và động vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau chủ yếu là về nguồn thức ăn và nơi cư trú.

Bài 3 trang 82 SGK Địa lí 6

Đề bài

Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

Con người ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất. Điều này thể hiện ở hai mặt:

- Tích cực:

Mở rộng sự phân bố của thực, động vật, mang những giống cây trồng vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.

Ví dụ: người châu Âu mang cừu sang nuôi ở ô-xtrây-li-a, đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở Đông Nam Á.


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I. TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG II. CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT