Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí - Địa lí 6

Lý thuyết và bài tập cho Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí, Chương 2, Địa lí 6

1. Thời tiết và khí hậu

a. Thời tiết

            - Thời tiết là sự biểu hiện hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn nhất định.

            - Thời tiết luôn thay đổi.

b. Khí hậu

             Khí hậu của một nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở nơi nào đó, trong một thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành quy luật.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 55 SGK Địa lí 6

Đề bài

Giả sử có một ngày ở Hà Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 20°C, lúc 13 giờ được 24°C và lúc 21 giờ được 22°C. Hỏi nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu? Em hãy nêu cách tính.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tính toán.

Lời giải chi tiết

- Nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là 22°C.

-  Cách tính: Lấy nhiệt độ của ba lần đo, cộng lại rồi chia trung bình sẽ tính được nhiệt độ trung bình ngày: 

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 56 SGK Địa lí 6

Đề bài

Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 mét?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Liên hệ.

Lời giải chi tiết

Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 mét vì:

- Để trong bóng râm thì nhiệt kế mới không bị phơi ra ánh sáng mặt trời. Khi đó, thuỷ ngân trong nhiệt kế không bị dãn nở mạnh do đó không làm sai lệch kết quả đo.

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 56 SGK Địa lí 6

Đề bài

Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.

- Mùa hạ, khi nước biển nóng lên nước sẽ bốc hơi, càng bốc hơi nhiệt độ càng giảm. Mặt đất hấp thụ nhiệt và nóng lên rất nhanh.

Câu hỏi thảo luận số 3 trang 56 SGK Địa lí 6

Đề bài

Dựa vào những kiến thức đã biết, hãy tính sự chênh lệch về độ cao giữa hai địa điểm trong hình 48.

 

Hình 48. Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tính toán.

Lời giải chi tiết

- Hai địa điểm trong hình 48 SGK chênh nhau: \(25°C - 19°C = 6°C\)

Bài 1 trang 57 SGK Địa lí 6

Đề bài

Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

So sánh.

Lời giải chi tiết

- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương.

- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong nhiều năm.

Bài 2 trang 57 SGK Địa lí 6

Đề bài

Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lí thuyết phần sự thay đổi nhiệt độ của không khí.

Lời giải chi tiết

Có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa là do:

Đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của đất và nước khác nhau: nước hấp thụ và tỏa nhiệt chậm hơn mặt đất.

⟶ Dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho không khí ở bề mặt lục địa và bề mặt đại dương khác nhau.

Bài 3 trang 57 SGK Địa lí 6

Đề bài

Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

Không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ. Vì:

Bài 4 trang 57 SGK Địa lí 6

Đề bài

Người ta tính nhiệt độ trung bình tháng và trung bình năm như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lí thuyết phần nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.

Lời giải chi tiết

- Nhiệt độ trung bình tháng = trung bình cộng nhiệt độ tất cả các ngày trong tháng.

- Nhiệt độ trung bình năm = trung bình cộng nhiệt độ 12 tháng của năm.


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I. TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG II. CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT