Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ - Địa lí 6

Lý thuyết và bài tập cho Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ, Chương 1, Địa lí 6

1. Ký hiệu bản đồ.

- Ba loại kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.

- Một số dạng kí hiệu được sử dụng để thể hiện đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.

 - Muốn đọc và sử dụng bản đồ, chúng ta cần đọc bảng chú giải để hiểu ý nghĩa của những kí hiệu đó.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 18 SGK Địa lí 6

Đề bài

Quan sát hình 14 SGK, hãy kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường và diện tích.

Hình 14. Phân loại các kí hiệu

Lời giải chi tiết

Tên các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu sau:

- Kí hiệu điểm gồm: sân bay, bến cảng, nhà máy thủy điện và nhà máy nhiệt điện.

- Kí hiệu đường gồm: ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh và đường ô tô.

Bài 1 trang 19 SGK Địa lí 6

Đề bài

 Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải?

Lời giải chi tiết

Khi sử dụng bản đồ, trước tiên phải xem bản chú giải vì:

- Hệ thống các kí hiệu bản đồ rất đa dạng nên khi đọc bản đồ, trước hết cần đọc bảng chú giải để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ.

Bài 2 trang 19 SGK Địa lí 6

Đề bài

Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào?

Lời giải chi tiết

Các loại kí hiệu mà người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: điểm, đường và diện tích.

Bài 3 trang 19 SGK Địa lí 6

Đề bài

Khi quan sát các đường đồng mức biểu hiện độ dốc của hai sườn núi ở hình 16, tại sao người ta lại biết sườn nào dốc hơn?

Lời giải chi tiết

Sườn nào có các đường đồng mức sát gần nhau, thì sườn ấy dốc hơn.


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I. TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG II. CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT