Bài 39. Môi trường Biển - Đảo (tiếp theo)

Lý thuyết và bài tập cho bài 39. Môi trường Biển - Đảo (tiếp theo), Phần 3, Địa lí 9

II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển (tiếp theo)

3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển

- Nghề làm muối:

+ Điều kiện phát triển: Biển nước ta là nguồn muối vô tận. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt và số giờ nắng cao.

+ Tình hình phát triển: Nghề làm muối được phát triển từ lâu đời ở nhiều vùng ven biển từ Bắc vào Nam, đặc biệt là ven biển Nam Trung Bộ như Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).

- Khai thác oxit titan, cát trắng.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 140 SGK Địa lí 9

Đề bài

Kể tên một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta mà em biết.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Liên hệ.

Lời giải chi tiết

Một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta:

- Dầu khí ở thềm lục địa phía nam.

- Muối chủ yếu ở duyên hải Nam Trung Bộ (Cà Ná, Sa Huỳnh).

- Cát trắng, titan: Khánh Hòa, Quảng Ninh.

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 140 SGK Địa lí 9

Đề bài

Tại sao nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

Nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ vì:

- Vùng có khí hậu nhiệt đới nắng nóng, nhiệt độ cao quanh năm nên thuận lợi cho quá trình làm muối.

- Ít cửa sông, chủ yếu các con sông ngắn nhỏ nên vùng nước ven biển có độ mặn cao hơn.

- Địa hình ven biển thuận lợi để hình thành các cánh đồng muối.

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 142 SGK Địa lí 9

Đề bài

Dựa vào kiến thức đã học, trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta.

Lời giải chi tiết

Tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta:

* Tiềm năng dầu khí:

- Dầu khí là tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở thềm lục địa phía Nam. Nước ta có 8 bể trầm tích: sông Hồng, Hoàng Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chinh- Vũng Mây, Trường Sa, Thổ Chu -Mã Lai; trong đó hai bể trầm tích lớn nhất là Nam Côn Sơn và Cửu Long.

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 142 SGK Địa lí 9

Đề bài

Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối vớ ngành ngoại thương ở nước ta?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

Ý nghĩa của việc phát triển giao thông vận tải biển đối với ngành ngoại thương ở nước ta:

- Thúc đẩy hoạt động giao lưu, buôn bán với các quốc gia được dễ dàng hơn thông qua tuyến đường biển quốc tế.

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 143 SGK Địa lí 9

Đề bài

Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển –đảo ở nước ta. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Liên hệ.

Lời giải chi tiết

* Nguyên nhân của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển -đảo:

- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi, nhất là thủy sản ven bờ

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 143 SGK Địa lí 9

Đề bài

Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển..

Lời giải chi tiết

Các biện pháp::

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

Bài 1 trang 144 SGK Địa lí 9

Đề bài

Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

Phát triển tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo) có ý nghĩa:

- Đối với nền kinh tế:

Bài 2 trang 144 SGK Địa lí 9

Đề bài

Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Liên hệ.

Lời giải chi tiết

Những biện pháp phát triển giao thông vận tải biển:

- Sắp xếp lại và phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển, từng bước cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa các cảng biển hiện có, xây dựng các cảng mới (đặc biệt là các cảng nước sâu)

- Phát triển đội tàu vận tải biển (các tàu chở công-ten-nơ, tàu chở dầu và các tàu chuyên dùng khác).

Bài 3 trang 144 SGK Địa lí 9

Đề bài

Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo.

Lời giải chi tiết

Những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.


Giải các môn học khác

Bình luận

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

ĐỊA LÍ KINH TẾ

SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 - ĐỊA LÍ 9

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - ĐỊA LÍ 9