Bài 5. Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)

Lý thuyết và bài tập cho Bài 5. Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp), Chương 1, Đại số 8, Tập 1

6. Tổng hai lập phương

Tổng của lập phương hai biểu thức bằng tích của tổng hai biểu thức và bình phương thiếu của hiệu hai biểu thức đó.

\({A^3} + {B^3} = \left( {A + B} \right)({A^2} - AB + {B^2})\)

7. Hiệu hai lập phương

Hiệu của lập phương hai biểu thức bằng tích của hiệu hai biểu thức và bình phương thiếu của tổng hai biểu thức đó.

\({A^3} - {B^3} = \left( {A - B} \right)({A^2} + AB + {B^2})\)

Ta có bảy hằng đẳng thức đáng nhớ

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 bài 5 trang 14 SGK Toán 8 Tập 1

Đề bài

Tính \(\left( {a + b} \right)({a^2} - ab + {b^2})\) (với \(a, b\) là hai số tùy ý).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng quy tắc nhân đa thức với đa thức.

Lời giải chi tiết

Câu hỏi 2 bài 5 trang 14 SGK Toán 8 Tập 1

Đề bài

Phát biểu hằng đẳng thức (6) bằng lời.

Áp dụng: 

a) Viết \(x^3+8\) dưới dạng tích

b) Viết \((x+1)(x^2-x+1)\) dưới dạng tổng

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hằng đẳng thức

\({A^3} + {B^3} = \left( {A + B} \right)({A^2} - AB + {B^2})\)   (6)

Lời giải chi tiết

Phát biểu:

Tổng của lập phương hai biểu thức bằng tích của tổng hai biểu thức và bình phương thiếu của hiệu hai biểu thức đó.

Áp dụng:

Câu hỏi 3 bài 5 trang 14 SGK Toán 8 Tập 1

Đề bài

Tính \(\left( {a - b} \right)\left( {{a^2} + ab + {b^2}} \right)\) (với \(a,b\) là các số tùy ý).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng quy tắc nhân đa thức với đa thức.

Lời giải chi tiết

Câu hỏi 4 bài 5 trang 14 SGK Toán 8 Tập 1

Đề bài

Phát biểu hằng đẳng thức (7) bằng lời.

Áp dụng:

a) Tính \((x-1)(x^2+x+1)\)

b) Viết \(8x^3-y^3\) dưới dạng tích

c) Hãy đánh dấu x vào ô có đáp án đúng của tích: \((x+2)(x^2-2x+4)\) 

\({x^3} + 8\)

 

\({x^3} - 8\)

 

Bài 30 trang 16 SGK Toán 8 tập 1

Rút gọn các biểu thức sau:

LG a

\(\,\,\left( {x + 3} \right)({x^2} - 3x + 9) - (54 + {x^3})\)

Phương pháp giải:

Áp dụng: Hằng đẳng thức tổng hai lập phương, quy tắc phá dấu ngoặc.

\({A^3} + {B^3} = \left( {A + B} \right)({A^2} - AB + {B^2})\)

Lời giải chi tiết:

Bài 31 trang 16 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Chứng minh rằng:

a) \({a^3} + {b^3} = {\left( {a + b} \right)^3} - 3ab\left( {a + b} \right)\)

b) \({a^3} - {b^3} = {\left( {a - b} \right)^3} + 3ab\left( {a - b} \right)\)

Áp dụng: Tính \({a^3} + {b^3}\) , biết \(a . b = 6\) và \(a + b = -5.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Biến đổi vế phải của đẳng thức về vế trái đẳng thức.

- Áp dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ: lập phương của một tổng hoặc một hiệu, tổng (hiệu) hai lập phương, nhân đơn thức với đa thức.

Bài 32 trang 16 SGK Toán 8 tập 1

Lời giải:

a) Ta có thể nhận thấy đây là hằng đẳng thức (6).

27x3 + y3

= (3x)3 + y3

= (3x + y)[(3x)2 – 3x.y + y2] (Áp dụng HĐT (6) với A = 3x, B = y)

= (3x + y)(9x2 – 3xy + y2)

Vậy ta cần điền :

b) Ta có thể nhận thấy đây là hằng đẳng thức (7)

8x3 – 125

Bài 33 trang 16 SGK Toán 8 tập 1

Tính:

LG a

\(\eqalign{
& \,\,{\left( {2 + xy} \right)^2} \cr} \)

Phương pháp giải:

Áp dụng hằng đẳng thức đáng nhớ để khai triển biểu thức đó.

\({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)

Lời giải chi tiết:

\(\eqalign{
& \,\,{\left( {2 + xy} \right)^2} = {2^2} + 2.2.xy + {\left( {xy} \right)^2} \cr 
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\; = 4 + 4xy + {x^2}{y^{2}} \cr} \)

LG b

Bài 34 trang 17 SGK Toán 8 tập 1

Rút gọn các biểu thức sau:

LG a

\(\;{\left( {a + b} \right)^2} - {\left( {a - b} \right)^2}\);

Phương pháp giải:

Áp dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ để khai triển phá ngoặc, sau đó rút gọn các đơn thức đồng dạng.

\(1)\,{\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)

\(2)\,{\left( {A - B} \right)^2} = {A^2} - 2AB + {B^2}\)

\(3)\,{A^2} - {B^2} = \left( {A + B} \right)\left( {A - B} \right)\)

Lời giải chi tiết:

Bài 35 trang 17 SGK Toán 8 tập 1

Tính nhanh:

LG a.

\(\eqalign{
& \,\,{34^2} + {66^2} + 68.66 \cr} \)

Phương pháp giải:

Áp dụng hằng đẳng thức: bình phương của một tổng.

\(1)\,{\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)

Lời giải chi tiết:

\(\eqalign{
& \,\,{34^2} + {66^2} + 68.66 \cr 
& = {34^2} + 68.66 + {66^2} \cr 
& = {34^2} + 2.34.66 + {66^2} \cr 
& = {\left( {34 + 66} \right)^2} \cr 
& = {100^2} = 10000 \cr} \)

LG b.

Bài 36 trang 17 SGK Toán 8 tập 1

Tính giá trị của biểu thức:

LG a.

\(\,\,{x^2} + 4x + 4\) tại \(x = 98\);

Phương pháp giải:

Áp dụng hằng đẳng thức bình phương của một tổng để rút gọn biểu thức, sau đó thay giá trị của \(x\) để tính giá trị của biểu thức.

\({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)

Lời giải chi tiết:

\({x^2} + 4x + 4 \)

\(= {x^2} + 2.x.2 + {2^2} \)

\(= {\left( {x + 2} \right)^2}\)

Với \(x = 98\) ta có: \({\left( {98 + 2} \right)^2} = {100^2} = 10000\).

Bài 37 trang 17 SGK Toán 8 tập 1

Đề bài

Dùng bút chì nối các biểu thức sao cho chúng tạo thành hai vế của một hằng đẳng thức (theo mẫu)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ. 

\(1)\,{\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)

\(2)\,{\left( {A - B} \right)^2} = {A^2} - 2AB + {B^2}\)

\(3)\,{A^2} - {B^2} = \left( {A + B} \right)\left( {A - B} \right)\)

\(4)\,{\left( {A + B} \right)^3} = {A^3} + 3{A^2}B + 3A{B^2} + {B^3}\)

Bài 38 trang 17 SGK Toán 8 tập 1

Chứng minh các đẳng thức sau:

LG a

\({\left( {a - b} \right)^3} =  - {\left( {b - a} \right)^3}\);

Phương pháp giải:

Áp dụng hằng đẳng thức đáng nhớ: lập phương của một hiệu, sử dụng quy tắc dấu ngoặc, ta biến đổi một vế của đẳng thức thành vế còn lại, ta được điều phải chứng minh.

\(5)\,{\left( {A - B} \right)^3} = {A^3} - 3{A^2}B + 3A{B^2} - {B^3}\)

Lời giải chi tiết:

\({\left( {a - b} \right)^3} =  - {\left( {b - a} \right)^3}\)

Biến đổi vế phải thành vế trái:


Giải các môn học khác

Bình luận