Bài 7. Định lí Py-ta-go

Lý thuyết và bài tập cho Bài 7. Định lí Py-ta-go, Chương 2, Hình học 7, Tập 1

1. Định lí Pytago

Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.

\(∆ABC\) vuông tại \(A\) thì ta có:

\(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\)

2. Định lí Pytago đảo.

Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.

\(∆ABC \) có \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\)

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 trang 129 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

Vẽ một tam giác vuông có các cạnh góc vuông bằng \(3cm\) và \(4cm.\) Đo độ dài cạnh huyền.

Lời giải chi tiết

Đo được cạnh huyền bằng \(5cm\).

Câu hỏi 2 trang 129 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

Lấy giấy trắng cắt tám tam giác vuông bằng nhau. Trong mỗi tam giác vuông đó, ta gọi độ dài các cạnh góc vuông là \(a\) và \(b\), gọi độ dài cạnh huyền là \(c.\) Cắt hai tấm bìa hình vuông có cạnh bằng \(a+b\).

a) Đặt bốn tam giác vuông lên tấm bìa hình vuông như hình 121. Phần bìa không bị che lấp là một hình vuông có cạnh bằng \(c\), tính diện tích phần bìa đó theo \(c\).

Câu hỏi 3 trang 130 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

Tìm độ dài \(x\) trên các hình 124, 125

 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.

Lời giải chi tiết

Áp dụng định lí Py – ta – go

Tam giác \(ABC\) vuông tại \(B\).

Câu hỏi 4 trang 130 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

Vẽ tam giác \(ABC\) có \(AB = 3\,cm; AC = 4\,cm; BC = 5\,cm.\) Hãy dùng thước đo góc để xác định số đo của góc \(BAC\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

* Dựng tam giác \(ABC\) biết \(AB=c; AC=b; BC=a\)

Cách dựng:

- Dựng \(BC=a\).

- Dựng cung tròn tâm \(B\) bán kính \(c\) và cung tròn tâm \(C\) bán kính \(b\). Hai cung tròn này cắt nhau tại \(A\).

- Nối \(AC, AB\) ta được tam giác \(ABC\) phải dựng.

Lời giải chi tiết

Bài 53 trang 131 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Tìm độ dài \(x\) trên hình 127.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.

Lời giải chi tiết

Hình a)

Áp dụng định lí Pytago, ta có: 

\(x^2 = 12^2+5^2=144+25=169\) 

 \(\Rightarrow x^2 = 13^2 \Rightarrow x=13 \)

Hình b)

Áp dụng định lí Pytago, ta có:

Bài 54 trang 131 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Đoạn lên dốc từ \(C \) đến \(A \) dài \(8,5m\) , độ dài \(CB\) bằng \(7,5m.\)

Tính chiều cao \(  AB.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.

Lời giải chi tiết

Áp dụng định lí Pytago vào tam giác \(ABC\) vuông tại \(B\) ta có:

\( AB^2+BC^2=AC^2\)

Bài 55 trang 131 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Tính chiều cao của bức tường (h.129) biết rằng chiều cao của thang là \(4m\) và chân thang cách tường \(1m\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định lý Py-ta-go để tính chiều cao của bức tường. 

Lời giải chi tiết

Kí hiệu như hình vẽ. 

Vì mặt đất vuông góc với chân tường nên \(\widehat C = 90^0\). 

Áp dụng định lí Pytago vào tam giác \(ABC\) vuông tại \(C\) , ta có:

Bài 56 trang 131 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Tam giác nào là tam giác vuông trong các tam giác có độ dài ba cạnh như sau:

a) \(9cm,15cm,12cm.\) 

b) \(5dm,13dm,12dm.\)

c)\( 7m,7m,10m.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định lí Pytago đảo:

Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.

Lời giải chi tiết

a) Ta có \(9^2=81,15^2=225,12^2=144.\)

Mà \( 225=81+144\)

\( \Rightarrow 15^2=9^2+12^2\).

Bài 57 trang 131 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Cho bài toán "Tam giác \(ABC\) có \(AB = 8, AC=17, BC =15\) có phải là tam giác vuông không?" Bạn Tâm giải thích như sau:

\( AB^2 + AC^2 = 8^2 +17^2 = 64+289\)\(=353\)

\(BC^2=15^2=225\) 

Do \(353 ≠ 225\)  nên \(AB^2+AC^2 ≠ BC^2\).

Vậy tam giác \(ABC\) không phải là tam giác vuông?

Lời giải trên đúng hay sai? Nếu sai, hãy sửa lại cho đúng.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định lí Pytago đảo:

Bài 58 trang 132 SGK Toán 7 tập

Đề bài

Đố: Trong lúc anh Nam dựng tủ  cho đứng thẳng, tủ vướng vào trần nhà không? 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định lí Pytago tính độ dài đường chéo của tủ.

Lời giải chi tiết

Gọi \(d \) là đường chéo của tủ.

\(h\) là chiều cao của nhà (tính từ sàn nhà đến trần nhà); \(h= 21dm.\)

Áp dụng định lí Pytago ta có:

\(d^2=20^2+4^2=400+16=416.\)

Bài 59 trang 133 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Bạn Tâm muốn đóng cho một nẹp chéo \(AC\) để khung hình chữ nhật \(ABCD\) được vững hơn (h.134). Tính độ dài \( AC\), biết rằng \(AD=48 cm, CD=36 cm.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định lí Pytago tính cạnh \(AC\)

Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.

Lời giải chi tiết

Bài 60 trang 133 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Cho tam giác nhọn \(ABC\). Kẻ \(AH\) vuông góc với \(BC \) (\(H \) thuộc \( BC\)), cho biết \(AB = 13cm, AH = 12cm, HC = 16 cm\). Tính độ dài \(AC;BC\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định lí Pytago:

Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.

Lời giải chi tiết

Bài 61 trang 133 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Trên giấy ô vuông (độ dài cạnh của ô vuông bằng 1), cho tam  giác \(ABC \) như hình 135.

Tính độ dài mỗi cạnh của tam giác \(ABC.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định lý Pytago:

Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.

Lời giải chi tiết

Bài 62 trang 133 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Đố: Người ta buộc con Cún bằng sợi dây có một đầu buộc tại điểm \(O\) làm cho con Cún cách điểm \(O\) nhiều nhất là \(9m\) (h.136). Con cún có thể tới các vị trí \(A,B,C,D\) để canh giữ mảnh vườn hình chữ nhật \(ABCD\) hay không? (Các kích thước như trên hĩnh vẽ).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định lý Pytago:


Giải các môn học khác

Bình luận