Bài 9. Tính chất ba đường cao của tam giác

Lý thuyết và bài tập cho Bài 9. Tính chất ba đường cao của tam giác, Chương 3, Hình học 7, Tập 2

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Định nghĩa

Đoạn vuông góc kẻ từ một đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện gọi là đường cao của tam giác đó. Mỗi tam giác có ba đường cao.

2. Tính chất ba đường cao của tam giác

Định lí: Ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó gọi là trực tâm của tam giác

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi 1 Bài 9 trang 81 SGK Toán 7 Tập 2

Đề bài

Dùng eke vẽ \(3\) đường cao của tam giác \(ABC.\)

Hãy cho biết ba đường cao của tam giác đó có cùng đi qua một điểm hay không.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Thực hành vẽ và nêu ra nhận xét.

Lời giải chi tiết

Ta vẽ đường ba đường cao của tam giác \(ABC\) như hình vẽ

Ba đường cao đó là: \(AH, BI, CK\)

Câu hỏi 2 Bài 9 trang 82 SGK Toán 7 Tập 2

Đề bài

Hãy phát biểu và chứng minh các trường hợp còn lại của nhận xét trên (xem như những bài tập).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng: Tính chất của các đường trung trực, phân giác, trung tuyến, đường cao.

Lời giải chi tiết

- Bài tập 1: Nếu một tam giác có một đường trung trực đồng thời là đường phân giác thì tam giác đó là một tam giác cân.

Bài 58 trang 83 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Hãy giải thích tại sao trực tâm của tam giác vuông trùng với đỉnh góc vuông và trực tâm của tam giác tù nằm ngoài tam giác.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác.

Lời giải chi tiết

- Trường hợp tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) (hình vẽ) 

Bài 59 trang 83 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Cho hình \(57\).

 

a) Chứng minh \(NS ⊥ LM\)

b) Khi \(\widehat{LNP} ={50^0}\), hãy tính góc \(MSP\) và góc \(PSQ.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Áp dụng tính chất về ba đường cao của tam giác: Ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó gọi là trực tâm của tam giác.

- Áp dụng tính chất của tam giác vuông, của hai góc kề bù.

Lời giải chi tiết

Bài 60 trang 83 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Trên đường thẳng \(d\), lấy ba điểm phân biệt  \(I, J, K\) (\(J\) ở giữa \(I\) và \(K\))

Kẻ đường thẳng \(l\) vuông góc với \(d\) tại \(J\), trên \(l\) lấy điểm \(M\) khác với điểm \(J\). Đường thẳng qua \(I\) vuông góc với \(MK\) cắt \(l\) tại \(N\). Chứng minh rằng \(KN ⊥ IM.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng tính chất ba đường cao của tam giác

Ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó gọi là trực tâm của tam giác.

Lời giải chi tiết

Bài 61 trang 83 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) không vuông. Gọi \(H\) là trực tâm của nó.

a) Hãy chỉ ra các đường cao của tam giác \(HBC.\) Từ đó hãy chỉ ta trực tâm của tam giác đó.

b) Tương tự, hãy lần lượt chỉ ra trực tâm của các tam giác \(HAB, HAC.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng dữ kiện \(H\) là trực tâm tam giác \(ABC\), tức \(H\) là giao điểm của ba đường cao của tam giác \(ABC.\)

Lời giải chi tiết

Bài 62 trang 83 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Chứng minh rằng một tam giác có hai đường cao (xuất phát từ các đỉnh của hai góc nhọn) bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân. Từ đó suy ra một tam giác có ba đường cao bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Ta chứng mình tam giác cân bằng cách chứng minh hai góc ở đáy bằng nhau.

Lời giải chi tiết

TH1: Tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) 


Giải các môn học khác

Bình luận