Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV

Lý thuyết và bài tập cho Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV, phần 2, chương 2, Lịch sử lớp 10

Mục I. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981)

- Năm 980, nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta.

- Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.

- Năm 981, quân dân Đại Cồ Việt chiến đấu anh dũng, thắng lớn nhanh chóng ở vùng Đông Bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt, củng cố vững chắc nền độc lập.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 96 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 96 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Có sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình của Lê Hoàn.

- Ý chí quyết tâm chiến đầu bảo vệ nền độc lập dân tộc của quân và dân ta.

Câu hỏi thảo luận trang 97 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Phân tích ý nghĩa của bài thơ Nam quốc Sơn Hà

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 97 để phân tích, đánh giá. 

Lời giải chi tiết

* Ý nghĩa:

- Là đòn đánh tinh thần làm cho địch hoang mang lo sợ.

- Khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân ta.

- Khẳng định chủ quyền dân tộc và chứng minh tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến của quân và dân ta.

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 99 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Nêu ý nghĩa lời hịch nói trên của Trần Hưng Đạo

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 98 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

Lời hịch trên của Trần Hưng Đạo ra đời trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên diễn ra vô cùng quyết liệt. Lời hịch mang ý nghĩa:

- Động viên tinh thần quân sĩ tham gia chiến đấu, đoàn kết dân tộc.

- Thể hiện lòng yêu nước thiết tha.

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 99 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Tại sao nhân dân thời Trần sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 98  để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

- Giặc Mông - Nguyên quá mạnh, vì vậy cần đoàn kết đấu tranh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- Nhà Trần là một triều đại danh chính ngôn thuận. Vua tôi nhà Trần rất đoàn kết, trên dưới một lòng vì dân vì nước. Vì thế, nhà Trần lúc đó rất được lòng dân.

Câu hỏi thảo luận số 3 trang 99 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Nêu một vài đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn. So sánh với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 99 để suy luận và so sánh. 

Lời giải chi tiết

Đặc điểm khởi nghĩa Lam Sơn:

- Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương (nổ ra tại Lam Sơn - Thanh Hóa) phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có căn cứ kháng chiến.

Bài tập 1 trang 100 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 96 - 99 để lập bảng theo các tiêu chí chính: tên cuộc kháng chiến/ khởi nghĩa; thời gian/ triều đại; kẻ thù; người lãnh đạo; chiến thắng tiêu biểu; kết quả. 

Lời giải chi tiết

Bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:

Bài tập 2 trang 100 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Phân tích sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguyên thời Trần.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 97, 98 để so sánh. 

Lời giải chi tiết

* Bảng so sánh kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguyên thời Trần: 

Nội dung

Bài tập 3 trang 100 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 99 suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:

- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

- Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

Chương I. XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Chương II. XÃ HỘI CỔ ĐẠI

Chương III. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

Chương IV. ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN

Chương V. ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN

Chương VI. TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI

PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

Chương I. VIỆT NAM TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỈ X

Chương II. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV

Chương III. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

Chương IV. VIỆT NAM Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

PHẦN BA. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

Chương I. CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII

Chương II. CÁC NƯỚC ÂU - MĨ (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII)

Chương III. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN (Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - LỊCH SỬ 10