Bài 22. Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII

Lý thuyết và bài tập cho Bài 22. Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII, phần 2, chương 3, Lịch sử lớp 10

Mục 1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI - XVIII. Từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI

a) Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút:

+ Ruộng đất tập trung trong tay tầng lớp địa chủ, quan lại.

+ Nhà nước không quan tâm đến sản xuất như trước.

+ Mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá.

=> Cuộc sống nông dân khổ cực => Nổi lên đấu tranh.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 111 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Nêu các điểm tích cực và hạn chế của sự phát triển nông nghiệp trong giai đoạn này.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 111 để phân tích trả lời.

Lời giải chi tiết

* Tích cực:

- Từ nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần dần ổn định trở lại và phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

+ Nhân dân tiếp tục khai hoang, diện tích đất canh tác được mở rộng, nhất là Đàng Trong.

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 112 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Nhận xét về thế mạnh của thủ công nghiệp đương thời.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 112 để đưa ra nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết

- Các nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.

- Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như: nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

- Số làng nghề tăng lên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 112 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Sự phát triển của làng thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào? Liên hệ với ngày nay.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 112 để đánh giá, liên hệ.

Lời giải chi tiết

* Ý nghĩa:

- Nhiều sản phẩm tiêu dùng có chất lượng cao ra đời.

- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

- Góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.

* Liên hệ với ngày nay:

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 114 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Phân tích tác dụng của sự phát triển buôn bán trong nước.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 112, 113 để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết

Sự phát triển buôn bán trong nước có tác dụng:

- Buôn bán trong nước thời kì này phát triển, không đơn thuần chỉ là trao đổi hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng như trước nữa mà đã phát triển thành một nghề.

- Thúc đẩy giao lưu hàng hóa, phát triển các ngành nghề trong nước.

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 114 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Vào các thế kỉ XV - XVI, trên thế giới có sự kiện gì đáng ghi nhớ góp phần quan trọng vào sự giao lưu quốc tế?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

liên hệ với những kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Vào các thế kỉ XV - XVI, trên thế giới diễn ra các cuộc phát kiến địa lý, tạo điều kiện giao lưu buôn bán giữa phương Đông và phương Tây thuận lợi.

Câu hỏi thảo luận số 3 trang 114 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 112, 113 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

- Sự phát triển ngoại thương có tác dụng làm cho kinh tế hàng hóa nước ta phát triển.

- Ngoại thương phát triển, hàng hóa trao đổi phong phú hơn, nhân dân và thương nhân có nhiều lựa chọn hơn về mặt hàng, chất lượng, giá cả.

Câu hỏi thảo luận trang 115 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Hãy nhận xét về các đô thị thế kỉ XVII - XVIII.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 112, 113 để đưa ra nhận xét.

Lời giải chi tiết

- Từ thế kỉ XVI - XVIII, do sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp, các đô thị có điều kiện hình thành và phát triển: Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An,...

- Đô thị thời kì này có một số đặc điểm như:

Bài tập 1 trang 115 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI - XVIII.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 112, 113 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Thủ công nghiệp:

- Các nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển, đạt trình độ cao như: làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng,…

Bài tập 2 trang 115 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 112, 113 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Do chính sách mở của của chính quyền Trịnh, Nguyễn

- Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.

Bài tập 3 trang 115 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Sự hưng khởi của các đô thị thể hiện ra sao? Sự phát triển của đô thị có ý nghĩa như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 114, 115 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

* Sự hưng khởi của các đô thị biểu hiện:

- Thế kỉ XVI - XVIII nhiều đô thị mới hình thành và phát triển hưng thịnh.

- Thăng Long - Kẻ Chợ với 36 phố phường và 8 chợ trở thành đô thị lớn của cả nước.

Bài tập 4 trang 115 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Hãy nêu những câu ca dao về nghề thủ công mà em biết.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sách, báo, internet để trả lời.

Lời giải chi tiết

Một số câu ca dao về nghề thủ công:

“ Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng

Vải tơ Nam Định, lụa làng Hà Đông”

 

“Tương Trúc làm nghề lược sừng,

Tự Khoát đan thúng, Vĩnh Trung làm giành”.

 

“Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”

 


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

Chương I. XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Chương II. XÃ HỘI CỔ ĐẠI

Chương III. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

Chương IV. ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN

Chương V. ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN

Chương VI. TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI

PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

Chương I. VIỆT NAM TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỈ X

Chương II. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV

Chương III. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

Chương IV. VIỆT NAM Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

PHẦN BA. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

Chương I. CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII

Chương II. CÁC NƯỚC ÂU - MĨ (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII)

Chương III. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN (Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - LỊCH SỬ 10