Bài 39. Quốc tế thứ hai

Lý thuyết và bài tập cho Bài 39. Quốc tế thứ hai, phần 3, chương 3, Lịch sử lớp 10

Cuộc biểu tình của công nhân Niu Oóc năm 1862

1. Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX

* Nguyên nhân

- Đội ngũ giai cấp công nhân các nước tăng nhanh về số lượng và chất lượng, có điều kiện sống tập trung.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 198 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Hãy cho biết những nét nổi bật của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 197, 198 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

Những nét nổi bật của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX:

- Quy mô: phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các nước Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nga.

Câu hỏi thảo luận trang 199 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Hãy nêu những hoạt động chủ yếu của Quốc tế thứ hai trong thời gian Ăng-ghen lãnh đạo.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 198 để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Ngày 14-7-1889, Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai được tổ chức tại Pa-ri.

- Đại hội thông qua nhiều nghị quyết quan trọng:

+ Nêu lên sự cần thiết phải thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản mỗi nước.

+ Đề cao vai trò của quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ.

Bài tập 1 trang 199 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Trình bày hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 197, 198 + suy luận để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Sau khi Quốc tế thứ nhất giải tán, phong trào cách mạng ở các nước vẫn phát triển. Công nhân nhiều nước được tiếp xúc với chủ nghĩa Mác, từ đó dẫn đến sự thành lập các đảng công nhân và các tổ chức quần chúng ở nhiều nước

Bài tập 2 trang 199 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Vì sao Quốc tế thứ hai bị tan rã?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 199 để lí giải..

Lời giải chi tiết

Quốc tế thứ hai bị tan rã do:

- Diễn ra tình trạng mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội.

- Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế thứ hai xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản dẫn đến việc tan rã của Quốc tế thứ hai.


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

Chương I. XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Chương II. XÃ HỘI CỔ ĐẠI

Chương III. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

Chương IV. ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN

Chương V. ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN

Chương VI. TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI

PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

Chương I. VIỆT NAM TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỈ X

Chương II. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV

Chương III. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

Chương IV. VIỆT NAM Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

PHẦN BA. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

Chương I. CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII

Chương II. CÁC NƯỚC ÂU - MĨ (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII)

Chương III. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN (Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - LỊCH SỬ 10