Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Lý thuyết và bài tập cho Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, phần 3, chương 1, Lịch sử lớp 10

Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng

I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG

1. Tình hình kinh tế xã hội

a. Kinh tế

- Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp

+ Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.

+ Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.

- Công thương nghiệp phát triển

+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim)

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 152 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Trước cách mạng tình hình kinh tế - xã hội Pháp có gì nổi bật?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 151, 152 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Tình hình nước Pháp trước cách mạng:

* Kinh tế:

- Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp.

- Nông nghiệp: lạc hậu.

+ Công cụ và phương thức canh tác lạc hậu, kém phát triển, năng suất thấp.

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 152 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Những nhà tư tưởng tiến bộ Pháp đã có vai trò như thế nào trong việc chuẩn bị cho cách mạng?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 152 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Những nhà tư tưởng tiến bộ Pháp đã có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho cách mạng:

- Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng xã hội bùng nổ.

- Định hướng cho một xã hội mới trong tương lai.

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 155 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ trong bối cảnh nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 152, 153 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Bối cảnh bùng nổ Cách mạng Pháp:

- Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp ngày càng gay gắt, trong đó bao trùm là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 155 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Hãy nêu những việc làm của phái Lập hiến sau khi lên cầm quyền.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 154, 155 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Những việc làm của phái Lập hiến sau khi lên cầm quyền bao gồm:

- Tháng 8-1789, thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.

- Ban hành nhiều chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển như:

Câu hỏi thảo luận số 3 trang 155 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Vì sao quần chúng cách mạng Pháp tiếp tục nổi dậy?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 155 để lí giải.

Lời giải chi tiết

- Mặc dù phái Lập hiến ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhưng cuộc sống của nhân dân lao động vẫn chưa được cải thiện: ruộng đất được bán cho nông dân với giá cao nên họ không có khả năng mua, công nhân vẫn đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm.

Câu hỏi thảo luận trang 156 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Phái Gia-cô-banh lên nắm chính quyền trong hoàn cảnh nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 156 để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước những thử thách nặng nề.

+ Trong nước, phản động nổi dậy, đời sống nhân dân khó khăn.

+ Bên ngoài, liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.

- Phái Gi-rông-đanh không muốn đưa cách mạng tiến xa hơn, làm thiệt hại đến quyền lợi của tư sản.

Câu hỏi thảo luận trang 157 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Chính quyền Gia-cô-banh đã thực hiện những biện pháp gì trong cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 157 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Những biện pháp của chính quyền Gia-cô-banh đã thực hiện trong cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài bao gồm:

- Trừng trị bọn phản cách mạng.

Câu hỏi thảo luận trang 158 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Hãy cho biết tình hình nước Pháp sau cuộc đảo chính ngày 27-7-1794.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 157, 158 để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Sau đảo chính, Uỷ ban Đốc chính ra đời đã thủ tiêu mọi thành quả của cách mạng.

+ Luật giá tối đa bị bãi bỏ, quyền tự do dân chủ bị hạn chế.

+ Những người cách mạng bị khủng bố, các câu lạc bộ chính trị bị đóng cửa,…

Bài tập 1 trang 158 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Cách mạng tư sản Pháp nổ ra trong hoàn cảnh nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 151, 152 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Cách mạng tư sản Pháp nổ ra trong hoàn cảnh:

- Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp ngày càng gay gắt, trong đó bao trùm là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).

Bài tập 2 trang 158 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Lập niên biểu diễn biến cách mạng qua các giai đoạn. Tại sao nói: Thời kì chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của Cách mạng tư sản Pháp?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 153-158 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Bảng niên biểu diễn biến thể hiện diễn biến các mạng Pháp qua các giai đoạn:

Các giai đoạn chính

Bài tập 3 trang 158 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 158 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII:

* Đối với nước Pháp:

- Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

Chương I. XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Chương II. XÃ HỘI CỔ ĐẠI

Chương III. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

Chương IV. ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN

Chương V. ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN

Chương VI. TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI

PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

Chương I. VIỆT NAM TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỈ X

Chương II. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV

Chương III. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

Chương IV. VIỆT NAM Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

PHẦN BA. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

Chương I. CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII

Chương II. CÁC NƯỚC ÂU - MĨ (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII)

Chương III. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN (Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)

Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - LỊCH SỬ 10