Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

Lý thuyết và bài tập cho Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết, Chương 3, Sinh học 8

I. Tuần hoàn máu (hình 16-1)

Máu đi trong cơ thể thông qua 2 vòng tuần tuần hoàn là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ

Đặc điểm so sánh

Vòng tuần hoàn nhỏ

Vòng tuần hoàn lớn

Đường đi của máu

Từ tâm thất phải theo đọng mạch phổi đến 2 lá phổi, theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 51 SGK Sinh học 8

Đề bài

- Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn.

- Phân biệt vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu.

- Nhận xét về vai trò của hệ tuần hoàn máu.

Lời giải chi tiết

- Dựa vào hình:

+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5). 

Câu hỏi thảo luận trang 52 SGK Sinh học 8

Đề bài

- Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn.

- Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ nhỏ.

- Nhận xét về vai trò của hệ bạch huyết.

Lời giải chi tiết

- Đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn: Bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết của các phần cơ thể (nửa trên bên trái và toàn bộ phần dưới cơ thể), qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn, rồi tập trung vào ống bạch huyết và cuối cùng tập trung vào tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn).

Bài 1 trang 53 SGK Sinh học 8

Đề bài

Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào ?

Lời giải chi tiết

Thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu gồm:

* Tim:

+ Nửa phải (tâm nhĩ phải và tâm thất phải).

+ Nửa trái (tâm nhĩ trái và tâm thất trái)

* Hệ mạch:

+ Vòng tuần hoàn nhỏ.

+ Vòng tuần hoàn lớn.

 

Bài 2 trang 53 SGK Sinh học 8

Đề bài

Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào 

Lời giải chi tiết

Thành phần cấu tạo hệ bạch huyết gồm:

Phân hệ lớn

Phân hệ nhỏ

- Mao mạch bạch huyết

- Hạch bạch huyết

- Mạch bạch huyết

- Ống bạch huyết

- Mao mạch bạch huyết

- Hạch bạch huyết

- Mạch bạch huyết

- Ống bạch huyết

 

Bài 3 trang 53 SGK Sinh học 8

Đề bài

Nêu một vài cơ quan, bộ phận của cơ thể và cho biết sự luân chuyển bạch huyết nơi đó nhờ bộ phận nào.

Lời giải chi tiết

Sự luân chuyển của bạch huyết trong mỗi phân hệ:

Mao mạch bạch huyết --> mạch bạch huyết --> hạch bạch huyết --> mạch bạch huyết --> ống bạch huyết --> tĩnh mạch

Một số cơ quan bộ phận của cơ thể: 

+ Gan 

+ Tim 

+ Phổi 

- Bạch huyết lưu thông trong các cơ quan đó là nhờ hệ thống mạch bạch huyết và mạch máu

 

Bài 4 trang 53 SGK Sinh học 8

Đề bài

Thử dùng tay xác định vị trí của tim trong lồng ngực của mình. Có thể dùng ngón tay để xác định điểm đập, nơi mỏm tim (đỉnh tim) chạm vào thành trước của lồng ngực.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tim ở phía bên trái khoang ngực.

Lời giải chi tiết

- Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ vào vị trí quả tim ở trước ngực, nhận thấy nhịp đập của tim.


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

CHƯƠNG II: VẬN ĐỘNG

CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN

CHƯƠNG IV: HÔ HẤP

CHƯƠNG V: TIÊU HÓA

CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (ĐỀ THI HỌC KÌ 1) - SINH 8

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

CHƯƠNG VII: BÀI TIẾT

CHƯƠNG VIII: DA

CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

CHƯƠNG X: NỘI TIẾT

CHƯƠNG XI: SINH SẢN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - SINH 8

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất