Bài 22: Vệ sinh hô hấp

Lý thuyết và bài tập cho Bài 22: Vệ sinh hô hấp, Chương 4, Sinh học 8

I- Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại

Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho cơ quan hô hấp và hoạt động hô hấp ở những mức độ khác nhau (bảng 22).

Bảng 22. Các tác nhân gây hại đường hô hấp

Tác nhân

Nguồn gốc tác nhân

Tác hại

Bụi

Từ các cơn lốc, núi lửa phun, đám cháy rừng, khai thác than, khai thác đá, khí thải các máy móc động cơ sử dụng than hoặc dầu

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 72 SGK Sinh học 8

Đề bài

- Không khí có thế bị ô nhiễm và gây tác hại tới hoạt động hô hấp từ những loại tác nhân như thế nào?

- Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại.

Lời giải chi tiết

- Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ hô hấp của người:

+ Bụi, các khí độc hại như NOx, SOx, CO, nicôtin, ...

+ Các vi sinh vật gây bệnh.

- Các biện pháp hạn chế tác hại của các tác nhân nêu trên:

Biện pháp

Tác dụng

Câu hỏi thảo luận trang 73 SGK Sinh học 8

Đề bài

- Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?

- Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?

- Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có thể có một hệ hô hấp khỏe mạnh.

Lời giải chi tiết

* Dung tích sống:

- Dung tích sống là thế tích khổng khí lớn nhất mà một cơ thể có thế hít vào và thở ra.

Bài 1 trang 73 SGK Sinh học 8

Đề bài

Trồng nhiều cây xanh có ích lợi gì trong việc làm trong sạch bầu không khí quanh ta ? 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cây xanh có quá trình quang hợp.

Lời giải chi tiết

Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công sở, trường học. bệnh viện và nơi ở có tác dụng điều hòa thành phần không khí (chủ yếu là O2, và CO2) có lợi cho hô hấp, hạn chế ô nhiễm không khí...

Bài 2 trang 73 SGK Sinh học 8

Đề bài

Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp ?

Lời giải chi tiết

Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp như sau:

- CO2: Chiếm chỗ của O2 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu O2, đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh.

- NO2: Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí; có thể gây chết ở liều cao.

- Nicôtin: Làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí; có thể gây ung thư phổi.

Bài 3 trang 73 SGK Sinh học 8

Đề bài

Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi làm lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đường dẫn khí có khả năng làm sạch không khí cũng có giới hạn nhất định

Lời giải chi tiết

Mật độ bụi khói trên đường phố nhiều khi quá lớn, vượt quá khả năng làm sạch của đường dẫn khí của hệ hô hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang chống bụi khi đi đường và khi lao động vệ sinh.

Bài 4 trang 73 SGK Sinh học 8

Đề bài

Dung tích sống là gì? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Lời giải chi tiết

Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra.

Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

CHƯƠNG II: VẬN ĐỘNG

CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN

CHƯƠNG IV: HÔ HẤP

CHƯƠNG V: TIÊU HÓA

CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (ĐỀ THI HỌC KÌ 1) - SINH 8

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

CHƯƠNG VII: BÀI TIẾT

CHƯƠNG VIII: DA

CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

CHƯƠNG X: NỘI TIẾT

CHƯƠNG XI: SINH SẢN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - SINH 8

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất