Bài 17: Tim và mạch máu

Lý thuyết và bài tập cho Bài 17: Tim và mạch máu, Chương 3, Sinh học 8

I. Cấu tạo tim (hình 17-1)

Hình 17-1. Hình dạng mặt ngoài, phía trước của tim

- Vị trí: Tìm nằm giữa 2 lá phổi, hơi lệch sang bên trái

- Hình dạng: tim hình chóp, đỉnh quay xuống dưới, đáy hướng lên trên

- Cấu tạo ngoài:

+ Màng tim: bao bọc bên ngoài tim bằng mô liên kết

+ Động mạch vành: làm nhiệm vụ dẫn máu nuôi tim

- Cấu tạo trong

+ Tim có 4 ngăn

+ Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất, tâm nhĩ phải có thành cơ mỏng nhất

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 54 SGK Sinh học 8

Đề bài

- Dựa vào kiến thức đã biết, hình 16-1 và quan sát hình 17-1, điền vào bảng 17-1.

 

Bảng 17-1. Nơi máu được bơm tới từ các ngăn tim 

Các ngăn tim co

Nơi máu được bơm tới

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 55 SGK Sinh học 8

Đề bài

- Quan sát hình 17-2, cho biết có những loại mạch máu nào?

 

Hình 17-2. Sơ đồ cấu tạo của mạch máu

- So sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa các loại mạch máu. Giải thích sự khác nhau đó.

Lời giải chi tiết

- Có 3 loại mạch máu là: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

- Sự khác biệt giữa các loại mạch máu:

Các loại mạch máu

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 55 SGK Sinh học 8

Đề bài

- Quan sát hình 17-3, cho biết mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài bao nhiêu giây?

- Trong mỗi chu kì:

+ Tâm nhĩ làm việc bao nhiêu giây? Nghỉ bao nhiêu giây?

+ Tâm thất làm việc bao nhiêu giây? Nghỉ bao nhiêu giây?

+ Tim nghỉ ngơi hoàn toàn bao nhiêu giây?

- Thử tính xem trung bình mỗi phút diễn ra bao nhiêu chu kì co dãn tim (nhịp tim)?

Lời giải chi tiết

Bài 1 trang 57 SGK Sinh học 8

Đề bài

Hãy điền chú thích thay cho các số 1, 2, 3 để chỉ các thành phần cấu tạo của tim vào hình bên (sơ đồ cấu tạo trong của tim). 

Lời giải chi tiết

1. tĩnh mạch chủ trên;

2. tâm nhĩ phải;

3. van động mạch chủ;

4. van nhĩ - thất;

5. tĩnh mạch chủ dưới;

6. động mạch chủ;

7. động mạch phổi;

8. tĩnh mạch phổi;

9. tâm nhĩ trái;

10. tâm thất trái;

11. vách liên thất.

Bài 2 trang 57 SGK Sinh học 8

Đề bài

Thử tìm cách xác định động mạch và tĩnh mạch cổ tay của mình và nêu ra những dấu hiệu để nhận biết chúng

Lời giải chi tiết

Để ngửa bàn tay và cẳng tay lên mặt bàn, dùng đầu ngón trỏ và ngón giữa nhấn nhẹ vào cổ tay (hơi lệch về bên phải) ta cảm thấy được nhịp đập của mạch máu, đó chính là động mạch. Cũng ở gần vị trí đó nhưng cạn hơn, gần da là tĩnh mạch cổ tay (ở những người gầy, tĩnh mạch này có thể lộ rõ dưới da, dân gian gọi là nổi gân xanh). Sờ vào tĩnh mạch, ta không cảm thấy được nhịp mạch đập.

Bài 3 trang 57 SGK Sinh học 8

Đề bài

Điền vào bảng sau:

Các pha của một chu kì tim Hoạt động của các  van trong các pha Sự vận chuyển vào máu
Van nhĩ thất Van động mạch
Pha dãn chung      
Pha nhĩ co      
Pha thất co      

Lời giải chi tiết

Bài 4 trang 57 SGK Sinh học 8

Đề bài

Nhìn đồng hồ và đặt tay lên ngực trái (nơi thấy rõ tiếng đập của tim) rồi tự đếm nhịp tim/phút cho bản thân trong 2 trạng thái:

- Lúc ngồi nghỉ.

- Sau khi chạy tại chỗ 5 phút.

Mỗi trạng thái đếm 3 lần, mỗi lần 1 phút.

Lời giải chi tiết

- Ở trạng thái nghỉ ngơi: Người lớn nhịp tim dao động khoảng 60 – 100 nhịp/phút. Đối với trẻ dưới 18 tuổi nhịp tim dao động khoảng 70 – 100 nhịp/phút. Trung bình lúc nghỉ ngơi là 75 nhịp/phút.


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

CHƯƠNG II: VẬN ĐỘNG

CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN

CHƯƠNG IV: HÔ HẤP

CHƯƠNG V: TIÊU HÓA

CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (ĐỀ THI HỌC KÌ 1) - SINH 8

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

CHƯƠNG VII: BÀI TIẾT

CHƯƠNG VIII: DA

CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

CHƯƠNG X: NỘI TIẾT

CHƯƠNG XI: SINH SẢN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - SINH 8

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất