Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ

Lý thuyết và bài tập cho Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ, Chương 2, Sinh học 8

I - Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ

Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó gồm rất nhiều sợi cơ (tế bào cơ), bọc trong màng liên kết. Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp, phán giữa phình to là bụng cơ.
Sợi cơ gồm nhiều tơ cơ. Tơ cơ có 2 loại là to cơ dày và tơ cơ mảnh xếp song song và xen kẽ nhau. Tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có máu sinh chất.

Hình 9-1.Bắp cơ- bó cơ và cấu tạo tế bào cơ

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận số 1 trang 33 SGK Sinh học 8

Đề bài

- Ngồi trên ghế để thõng chân xuống, lấy búa y tế (búa cao su) gõ nhẹ vào gân xương bánh chè thấy có hiện tượng gì xảy ra?

- Hình 9-3 mô tả cơ chế của phản xạ đầu gối, dựa vào đó, em hãy giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ.

- Gập cẳng tay vào sát với cánh tay, em thấy bắp cơ ở trước cánh tay thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó?

Lời giải chi tiết

- Ta thấy từ đầu gối xuống đá lên phía trước, đó là phản xạ đầu gối.

Câu hỏi thảo luận số 2 trang 33 SGK Sinh học 8

Đề bài

Quan sát hình 9-4, em hãy cho biết sự co cơ có tác dụng gì?

- Thử phân tích sự phối hợp hoạt động co, dãn giữa hai đầu (cơ gấp) và cơ ba đầu (cơ duỗi) ở cánh tay.

Hình 9-4. Cơ cánh tay và cử động khớp khuỷu tay

Lời giải chi tiết

- Sự co cơ giúp xương cử động được. Khi cơ hoạt động sẽ sinh công và tạo ra lực làm di chuyển vật.

Bài 1 trang 33 SGK Sinh học 8

Đề bài

Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ ? 

Lời giải chi tiết

Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là:

- Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ.

- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.

- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí song song và xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.

Bài 2 trang 33 SGK Sinh học 8

Đề bài

Khi các em đi hoặc đứng, hãy để ý tìm hiểu xem có lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co. Giải thích hiện tượng đó

Lời giải chi tiết

Cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co khi ta đứng.

Giải thích: Khi ta đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cùng co để giữ cân bằng cho xương chân đứng thẳng.

Bài 3 trang 33 SGK Sinh học 8

Đề bài

Có Khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa? Vì sao?

Lời giải chi tiết

- Không khi nào cả 2 cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.

- Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị tê liệt).


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

CHƯƠNG II: VẬN ĐỘNG

CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN

CHƯƠNG IV: HÔ HẤP

CHƯƠNG V: TIÊU HÓA

CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (ĐỀ THI HỌC KÌ 1) - SINH 8

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

CHƯƠNG VII: BÀI TIẾT

CHƯƠNG VIII: DA

CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

CHƯƠNG X: NỘI TIẾT

CHƯƠNG XI: SINH SẢN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - SINH 8

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất