Bài 21: Hoạt động hô hấp

Lý thuyết và bài tập cho Bài 21: Hoạt động hô hấp, Chương 4, Sinh học 8

I - Thông khí ở phổi (hình 21-1-2)

Không khí trong phổi cần thường xuyên thay đổi thì mới có đủ 02 cung cấp liên tục cho máu đưa tới tế bào. Hít vào và thở ra nhịp nhàng giúp cho phổi được thông khí.
Cứ 1 lần hít vào và 1 lần thở ra được coi là một cử động hô hấp. Số cử động hô hấp trong 1 phút là nhịp hô hấp.
Hít vào và thở ra được thực hiện nhờ hoạt động của lồng ngực và các cơ hô hấp.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 69 SGK Sinh học 8

Đề bài

- Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lổng ngực khi thở ra?

- Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc và các yếu tố nào?

Lời giải chi tiết

- Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và giảm thể tích lồng ngực khi thở ra như sau:

* Làm tăng thể tích lồng ngực:

Câu hỏi thảo luận trang 70 SGK Sinh học 8

Đề bài

- Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra.

- Quan sát hình 21-4, mô tả sự khuếch tán của O2, và CO2.

 

Hình 21-4. Sơ đồ cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào.
A . Sự trao đổi khí ở phổi. B. Sự trao đổi khí ở tế bào

Lời giải chi tiết

* Giải thích sự khác nhau:

Bài 1 trang 70 SGK Sinh học 8

Đề bài

Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người.

Lời giải chi tiết

Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

Chức năng quan trọng của hệ hô hấp là trao đổi khí, gồm sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào

+ Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang.

Bài 2 trang 70 SGK Sinh học 8

Đề bài

Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì giống và khác nhau?

Lời giải chi tiết

Hô hấp ở cơ thể người và thỏ giống và khác nhau như sau:                   

- Giống nhau:

+ Cũng gồm các giai đoạn: thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.

+ Sự trao đối khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuếch tán từ nơi nồng độ cao tới nơi nồng độ thấp.

-  Khác nhau:

Bài 3 trang 70 SGK Sinh học 8

Đề bài

Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Biến đổi ở giai đoạn thông khí ở phổi giúp tăng quá trình trao đổi khí.

Lời giải chi tiết

Khi lao động nặng hay chơi thể thao làm nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi theo hướng vừa tăng nhịp hô hấp (thở nhanh hơn), vừa tăng dung tích hô hấp (thở sâu hơn).

Bài 4 trang 70 SGK Sinh học 8

Đề bài

Thử nhìn đồng hồ và đếm nhịp thở của mình trong 1 phút lúc bình thường (thở nhẹ) và sau khi chạy tại chỗ 1 phút (thở mạnh). Nhận xét kết quả và giải thích.

Lời giải chi tiết

- Nhận xét kết quả sau khi thực hành thí nghiệm.

- Giải thích: khi hoạt động, nhu cầu O2 của cơ thể tăng, nên nhịp thở tăng để thỏa mãn nhu cầu O2 của cơ thể.


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

CHƯƠNG II: VẬN ĐỘNG

CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN

CHƯƠNG IV: HÔ HẤP

CHƯƠNG V: TIÊU HÓA

CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (ĐỀ THI HỌC KÌ 1) - SINH 8

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

CHƯƠNG VII: BÀI TIẾT

CHƯƠNG VIII: DA

CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

CHƯƠNG X: NỘI TIẾT

CHƯƠNG XI: SINH SẢN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - SINH 8

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất