Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 83 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 83 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, Tuần 26
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 (trang 83 sgk Tiếng Việt 4)

Tìm từ cùng nghĩa với dũng cảm:

M: - Từ cùng nghĩa: can đảm

     - Từ trái nghĩa: hèn nhát

Phương pháp giải:

Dũng cảm: có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm

Lời giải chi tiết:

Từ cùng nghĩa: Can đảm, gan góc, gan dạ, can trường, bạo gan, quả cảm, anh dũng, anh hùng,

Từ trái nghĩa: nhút nhát, hèn nhát, nhát gan, yếu hèn,...

Câu 2 (trang 83 sgk Tiếng Việt 4)

Đặt câu với một trong các từ tìm được:

Phương pháp giải:

Con đặt câu sao cho phù hợp về nghĩa và cấu trúc ngữ pháp.

Lời giải chi tiết:

Trong chiến đấu, chỉ những người can đảm, gan dạ mới có thể làm nên những chiến công.

Câu 3 (trang 83 sgk Tiếng Việt 4)

Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh.

- ....... bênh vực lẽ phải

- Khí thế .....

- Hi sinh ....

Phương pháp giải:

- Anh dũng: dũng cảm quên mình

- Dũng cảm: Có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm.

- Dũng mãnh: Dũng cảm và mạnh mẽ một cách phi thường.

Lời giải chi tiết:

-    Dũng cảm bênh vực lẽ phải.

-    Khí thế dũng mãnh.

-    Hi sinh anh dũng.

Câu 4 (trang 83 sgk Tiếng Việt 4)

Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?

Ba chìm bảy nổi; vào sinh ra tử; cày sâu cuốc bẫm; gan vàng dạ sắt; nhường cơm sẻ áo; châm lấm tay bùn

Phương pháp giải:

- Ba chìm bảy nổi: Được dùng để ví cảnh ngộ khi lên khi xuống, long đong vất vả nhiều phen.

- Vào sinh ra tử: Xông pha nơi trận mạc nguy hiểm, luôn trong tình trạng cận kề cái chết.

- Cày sâu cuốc bẫm: Chỉ sự cần cù, chăm chỉ lao động của người nông dân.

Câu 5 (trang 83 sgk Tiếng Việt 4)

Đặt câu với một trong các thành ngữ vừa tìm được ở bài tập 4

Phương pháp giải:

- Ba chìm bảy nổi: Được dùng để ví cảnh ngộ khi lên khi xuống, long đong vất vả nhiều phen.

- Vào sinh ra tử: Xông pha nơi trận mạc nguy hiểm, luôn trong tình trạng cận kề cái chết.

- Cày sâu cuốc bẫm: Chỉ sự cần cù, chăm chỉ lao động của người nông dân.

- Gan vàng dạ sắt: Ví tinh thần, ý chí vững vàng, không dao động trước mọi khó khăn, thử thách.


Giải các môn học khác

Bình luận

Tuần 1. Thương người như thể thương thân

Tuần 2. Thương người như thể thương thân

Tuần 3. Thương người như thể thương thân

Tuần 4. Măng mọc thẳng

Tuần 5. Măng mọc thẳng

Tuần 6. Măng mọc thẳng

Tuần 7. Trên đôi cánh ước mơ

Tuần 8. Trên đôi cánh ước mơ

Tuần 9. Trên đôi cánh ước mơ

Tuần 10. Ôn tập giữa học kì I

Tuần 11. Có chí thì nên

Tuần 12. Có chí thì nên

Tuần 13. Có chí thì nên

Tuần 14. Tiếng sáo diều

Tuần 15. Tiếng sáo diều

Tuần 16. Tiếng sáo diều

Tuần 17. Tiếng sáo diều

Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I

Tuần 19. Người ta là hoa đất

Tuần 20. Người ta là hoa đất

Tuần 21. Người ta là hoa đất

Tuần 22. Vẻ đẹp muôn màu

Tuần 23. Vẻ đẹp muôn màu

Tuần 24. Vẻ đẹp muôn màu

Tuần 25. Những người quả cảm

Tuần 26. Những người quả cảm

Tuần 27. Những người quả cảm

Tuần 28. Ôn tập giữa học kì II

Tuần 29. Khám phá thế giới

Tuần 30. Khám phá thế giới

Tuần 31. Khám phá thế giới

Tuần 32. Tình yêu cuộc sống

Tuần 33. Tình yêu cuộc sống

Tuần 34. Tình yêu cuộc sống

Tuần 35. Ôn tập cuối học kì II