Tập đọc: Tuổi ngựa trang 149 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

Soạn bài Tập đọc: Tuổi ngựa trang 149 SGK Tiếng Việt 4 tập 1, Tuần 15

Bài thơ

Tuổi Ngựa

(trích)

- Mẹ ơi, con tuổi gì?

- Tuổi con là tuổi Ngựa

Ngựa không yên một chỗ

Tuổi con là tuổi đi...

 

- Mẹ ơi, con sẽ phi

Qua bao nhiêu ngọn gió

Gió xanh miền trung du

Gió hồng vùng đất đỏ

Gió đen hút đại ngàn

Mấp mô triền núi đá...

Con mang về cho mẹ

Ngọn gió của trăm miền...

 

Ngựa con sẽ đi khắp

Trên những cánh đồng hoa

Lóa màu trắng hoa mơ

Trang giấy nguyên chưa viết

Con làm sao ôm hết

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 (trang 150 sgk Tiếng Việt 4)

Bạn nhỏ tuổi gì ? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào?

Phương pháp giải:

Con đọc khổ thơ thứ nhất trong bài.

Lời giải chi tiết:

Bạn nhỏ được nói đến trong bài sinh vào năm Ngọ, nên có "tuổi Ngựa". Mẹ bảo tuổi ấy là "tuổi đi" vì "Ngựa không yên một chỗ".

Câu 2 (trang 150 sgk Tiếng Việt 4)

"Ngựa con" theo ngọn gió rong chơi những đâu?

Phương pháp giải:

Con đọc đoạn văn thứ ba.

Lời giải chi tiết:

"Ngựa con" sẽ "phi" thoe bao ngọn gió- gió xanh, gió hồng, gió đen; tới những miền đất lạ: miền trung du, vùng đất đỏ, vùng đại ngàn, triền núi đá. Đó là hành trình của mơ ước tuổi thơ:

"- Mẹ ơi, con sẽ phi

Qua bao nhiêu ngọn gió

Gió xanh miền trung du

Gió hồng vùng đất đỏ

Gió đen hút đại ngàn

Mấp mô triền núi đá."

Câu 3 (trang 150 sgk Tiếng Việt 4)

Điều gì hấp dẫn "ngựa con" trên những cánh đồng hoa?

Phương pháp giải:

Con đọc đoạn văn thứ 3.

Lời giải chi tiết:

Trên những cánh đồng hoa, "Ngựa con" như bước vào thế giới vô cùng hấp dẫn, đó là những cánh đồng hoa, hoa mơ, hoa huệ, hoa cúc dại. Là "màu trắng" của hoa mơ. Là hương thơm "ngạt ngào" của hoa huệ. Là "gió và nắng xôn xao" trên các đồng cúc dại

"Ngựa con sẽ đi khắp

Trên những cánh đồng hoa

Lóa màu trắng hoa mơ

Trang giấy nguyên chưa viết

Con làm sao ôm hết

Câu 4 (trang 150 sgk Tiếng Việt 4)

Trong khổ thơ cuối, "ngựa con" nhắn nhủ mẹ điều gì?

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ khổ thơ cuối.

Lời giải chi tiết:

Trong khổ thơ cuối, "Ngựa con" nhắn nhủ với mẹ rằng, tuy cách núi, cách rừng, cách sông, cách biển, nhưng "Ngựa con" vân nhớ đường để " tìm về với mẹ". Lời nhắn nhủ ấy chứng tỏ "Ngựa con" rất nhớ mẹ và yêu mẹ "Ngựa con" là một chú bé rất hiếu thảo.

Câu 5 (trang 150 sgk Tiếng Việt 4)

Nếu vẽ một bức tranh minh họa bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào?

Phương pháp giải:

Con dựa vào những câu thơ miêu tả trong bài để suy nghĩ.

Lời giải chi tiết:

Nếu vẽ bài thơ thành một bức tranh em sẽ vẽ thành một bức tranh rất lớn: có núi sông rừng biển bao la, những cách đồng hoa, có mặt trời mới mọc đỏ rực, một chú ngựa tía đang phi xuống đèo... và xa xa cuối chân trời là hình bóng người mẹ hiền.


Giải các môn học khác

Bình luận

Tuần 1. Thương người như thể thương thân

Tuần 2. Thương người như thể thương thân

Tuần 3. Thương người như thể thương thân

Tuần 4. Măng mọc thẳng

Tuần 5. Măng mọc thẳng

Tuần 6. Măng mọc thẳng

Tuần 7. Trên đôi cánh ước mơ

Tuần 8. Trên đôi cánh ước mơ

Tuần 9. Trên đôi cánh ước mơ

Tuần 10. Ôn tập giữa học kì I

Tuần 11. Có chí thì nên

Tuần 12. Có chí thì nên

Tuần 13. Có chí thì nên

Tuần 14. Tiếng sáo diều

Tuần 15. Tiếng sáo diều

Tuần 16. Tiếng sáo diều

Tuần 17. Tiếng sáo diều

Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I

Tuần 19. Người ta là hoa đất

Tuần 20. Người ta là hoa đất

Tuần 21. Người ta là hoa đất

Tuần 22. Vẻ đẹp muôn màu

Tuần 23. Vẻ đẹp muôn màu

Tuần 24. Vẻ đẹp muôn màu

Tuần 25. Những người quả cảm

Tuần 26. Những người quả cảm

Tuần 27. Những người quả cảm

Tuần 28. Ôn tập giữa học kì II

Tuần 29. Khám phá thế giới

Tuần 30. Khám phá thế giới

Tuần 31. Khám phá thế giới

Tuần 32. Tình yêu cuộc sống

Tuần 33. Tình yêu cuộc sống

Tuần 34. Tình yêu cuộc sống

Tuần 35. Ôn tập cuối học kì II