Nhân vật giao tiếp

Bài soạn chi tiết Nhân vật giao tiếp, Tuần 20, Soạn văn 12 chi tiết, Tập 2
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Hoạt động giao tiếp trên có các nhân vật giao tiếp là: Tràng, mấy cô gái và "thị".  Các nhân vật có đặc điểm:

-  Về lứa tuổi: họ đều là những người trẻ tuổi.

-  Về giới tính: Tràng là nam, còn lại là nữ.

-  Về tầng lớp xã hội: họ đều là những người dân lao động nghèo đói.

b. Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên như sau:

-   Lượt lời 1: Hắn (Tràng) là người nói, mấy cô gái là người nghe.

-   Lượt lời 2: Mấy cô gái là người nói, Tràng và "thị" là người nghe.

Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, dân làng, Lí Cường và Chí Phèo.

Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp quay sang nói với Chí Phèo, Lí Cường. Còn lại, khi nói với mấy bà vợ, với dân làng, Bá Kiến nói cho nhiều người nghe (trong đó có cả Chí Phèo).

b. Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng ngườỉ nghe.

-  Với mấy bà vợ - Bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên "quát".

Luyện tập câu 1 (trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Anh Mịch

Ông Lí

Vị thế xã hội

Vị thế xã hội thấp (thuộc giai cấp bị trị, bị áp bức, bóc lột, bị o ép nhiều bề); ở đây là nạn nhân bị bắt đi xem bóng đá

Bề trên - Vai vê cao - là nguời đại diện cho chính quyền thực dân phong kiến ở làng, thuộc giai cấp thông trị. Thừa lệnh quan bắt người đi xem đá bóng

Luyện tập câu 2 (trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Đoạn trích gồm các nhân vật giao tiếp,

a. Chú ý thái độ và lời nói của họ.

-  Viên đội sếp Tây: quát tháo

-  Chú bé con: thầm thì

-  Chị con gái: thốt ra

-  Anh sinh viên: kêu lên

-  Bác cu li xe: thở dài

Một nhà nho: lẩm bẩm.

HS suy nghĩ về vị thế xã hội để giải thích: vì sao viên đội sếp Tây lại có thể quát tháo dân chúng với những lời lẽ thô bỉ như vậy.

b. Xác định mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người:

Luyện tập câu 3 (trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị Dậu là quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình. HS chú ý từ ngữ xưng hô:

-  Bà lão: bác trai, anh ấy...

-  Chị Dậu: cám ơn, nhà cháu, cụ...

b. Sự tương tác về hành động nói giữa lượt lời của hai nhân vật giao tiếp: Hai nhân vật đổi vai luân phiên.

- Bà lão hỏi thăm - chị Dậu cảm ơn.

- Bà lão hỏi về bệnh tình anh Dậu - chị Dậu trả lời tỉ mỉ.

- Bà lão mách bảo trốn đi - chị Dậu tán thành và nghe theo.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 12 TẬP 1

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - HỌC KÌ 1 - NGỮ VĂN 12

Đề kiểm tra giữa học kì I - Lớp 12

Đề kiểm tra 45 phút kì I - Lớp 12

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

SOẠN VĂN 12 TẬP 2

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - HỌC KÌ 2 - NGỮ VĂN 12

Đề kiểm tra 45 phút kì II - Lớp 12

Đề kiểm tra giữa học kì II - Lớp 12

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

Một số tác giả, tác phẩm, nghị luận văn học, xã hội tham khảo

  • Luyện các đề đọc hiểu thi THPT Quốc gia
  • Tuồng Sơn Hậu - Đào Tấn
  • Mẹ tơm - Tố Hữu