Ông già và biển cả - Hê-minh-uê

Bài soạn chi tiết Ông già và biển cả - Hê-minh-uê, Tuần 28, Soạn văn 12 chi tiết, Tập 2

ND chính

Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.

Bố cục

Bố cục (2 phần)

- Phần 1: Từ đầu đến "nước bắn tung, trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền": Cuộc chiến đấu của Xan - ti - a - go

- Phần 2: Còn lại: Hành trình Xan - ti - a - gô đưa con cá về bờ.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 (trang 135 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên những đặc điểm gì về cuộc đấu giữa lão và con cá (thời điểm, phong độ, tư thế...)? 

Lời giải chi tiết:

- Đây là ngày thứ ba của chuyến câu, ông lão đã phải níu giữ con cá, còn con cá thì mắc câu đang cố vùng vẫy để cố thoát thân, cả hai đều không được ăn uống. Chỉ ra sự tương quan lực lượng giữa hai bên.

Câu 2 (trang 135 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông lão? Chứng minh rằng những chi tiết này gợi lên sự tiếp nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể?

Lời giải chi tiết:

- Bằng sự nhạy bén của ông già nhiều năm kinh nghiệm, ông đã huy động mọi khả năng vào cuộc chiến

+ Về thị giác: phán đoán con cá thông qua đường bơi nghiêng, sức căng của sợi dây

Câu 3 (trang 135 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Hãy phát hiện thêm một lớp nghĩa mới: Phải chăng ông lão chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình? Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ một cảm nhận khác lạ ở đây, từ đó nhận xét mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm.

Lời giải chi tiết:

- Trong đoạn trích: ông lão không chỉ cảm nhận con cá với cảm xúc của kẻ đi săn, muốn giết đối thủ mà còn coi nó như đối thủ xứng tầm người bạn, người anh em, cảm phục nó.

- Chi tiết:

Câu 4 (trang 135 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

So sánh hình ảnh con cá kiếm trước và sau ông lão chiếm được nó. Điều này gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi con cá kiếm như một biểu tượng?

Lời giải chi tiết:

- So sánh hình ảnh con cá trước và sau khi ông lão chiếm được nó:

+ Trước: to lớn, xinh đẹp, đuôi lớn hơn hai lưỡi hái lớn, màu tím hồng, thân hình đồ sộ; phẩm chất khôn ngoan, kiên cường => mang vẻ đẹp sức mạnh oai phong, kì vĩ.

+ Sau: không chấp nhận cái chết, phóng vút lên mặt nước phô diễn vẻ đẹp; con cá bạc trắng, thẳng đơ.

Luyện tập câu 1 (135 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Ngoài việc mô tả bằng lời của người kể chuyện, còn có ngôn từ nào trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm không? Tác dụng của loại ngôn ngữ đó?

Trả lời:

- Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm, đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô, cũng như cuộc "đối thoại" giữa ông lão với con cá kiếm.

Có lúc nó là độc thoại nội tâm, có lúc là đối thoại với con cá kiếm:

Luyện tập câu 2 (135 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Cách dịch “Ông già và biển cả” hay hơn lối dịch nguyên văn “Ông già và biển” bởi nó tạo nên sự cân đối về số tiếng giữa hai đối tượng ngăn cách bởi từ “và”. Mặt khác, từ “biển cả” có tác dụng gợi hình, gợi cảm (trù phú, mênh mông, bí ẩn) hơn hẳn cách gọi ngắn gọn “biển”.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 12 TẬP 1

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - HỌC KÌ 1 - NGỮ VĂN 12

Đề kiểm tra giữa học kì I - Lớp 12

Đề kiểm tra 45 phút kì I - Lớp 12

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

SOẠN VĂN 12 TẬP 2

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - HỌC KÌ 2 - NGỮ VĂN 12

Đề kiểm tra 45 phút kì II - Lớp 12

Đề kiểm tra giữa học kì II - Lớp 12

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

Một số tác giả, tác phẩm, nghị luận văn học, xã hội tham khảo

  • Luyện các đề đọc hiểu thi THPT Quốc gia
  • Tuồng Sơn Hậu - Đào Tấn
  • Mẹ tơm - Tố Hữu