Tây Tiến - Môn Ngữ Văn - Lớp 12 - Tập 1

Bài soạn văn chi tiết Tây Tiến, Tuần 7, Soạn văn 12 chi tiết, Tập 1

- Bài thơ đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa tráng lệ và thơ mộng.

- Bài thơ xây dựng thành công hình tượng bi tráng về người lính Tây Tiến với vả đẹp hào hùng, hào hoa.

 

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Theo văn bản, bài thơ chia thành 4 đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn?

Lời giải chi tiết:

Bố cục: 4 đoạn

-   Đoạn 1 (14 dòng dầu): đoàn quân Tây Tiến hiện ra trong nỗi nhớ da diết của tác giả, với những đêm hành quân gian khổ trên cái nền của thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng.

-   Đoạn 2 (từ dòng 15 đến dòng 22): những kỉ niệm đẹp về tình quân dân và vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng.

Câu 2 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ thứ nhất và hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?

Lời giải chi tiết:

a. Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội là biểu tượng cho những chặng đường hành quân gian khổ.

Câu 3 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp của con người về thiên nhiên miền Tây khác với đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích.

Lời giải chi tiết:

-   Bên cạnh bức tranh dữ dội, hoang sơ ở đoạn thơ thứ nhất. Tây Tiến còn được hiện lên với vẻ đẹp duyên dáng, mĩ lệ và đặc biệt rất thanh bình ngỡ như không còn tiếng súng, vẻ đẹp đó được nhìn qua con mắt hào hoa, yêu đời, lãng mạn của những chàng trai Tây Tiến.

Câu 4 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Hình ảnh người lính Tây Tiến được lặp lại trong đoạn thơ thứ ba. Hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và tính chất bi tráng của hình ảnh người lính.

Lời giải chi tiết:

- Bức chân dung người lính hiện lên với vẻ đẹp hào hùng:

+ “Không mọc tóc": người lính đầu trọc (anh vệ trọc) vì sốt rụng hết tóc.

+ “Quân xanh màu lá": có thể hiểu là quân thiếu thốn nên da xanh xao, hoặc người lính phải dùng lá cây để ngụy trang tránh kẻ địch phát hiện.

Câu 5 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Ở đoạn cuối, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết: “Hồn về sầm Nứa chẳng về xuôi"?

Lời giải chi tiết:

-  Nỗi nhớ Tây Tiến ở đoạn cuối được thể hiện một cách ám ảnh:

     Tây Tiến người đi không hẹn ước

          Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

    Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

+ "Thăm thẳm, không hẹn ước, một chia phôi" diễn tả nỗi nhớ, lời thề kim cổ: ra đi không hẹn ngày trở về

Luyện tập câu hỏi 1 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? Phân tích, so sánh Tây Tiến với bài Đồng chí của Chính Hữu để làm rõ bút pháp đó?

Trả lời:

Luyện tập câu hỏi 2 trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Qua bài thơ, anh (chị) hình dung như thế nào về chân dung người lính Tây Tiến?

 * Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến:

Qua ngòi bút của Quang Dũng, những người lính Tây Tiến hiện ra đầy oai phong và dữ dội khác thường. Thực tế gian khổ thiếu thốn đã làm cho người lính da dẻ xanh xao, sốt rét làm họ trụi cả tóc. Song, cái nhìn lãng mạn của ông đã thấy họ ốm mà không yếu, đã nhìn thấy bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường.

 * Chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến :


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 12 TẬP 1

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - HỌC KÌ 1 - NGỮ VĂN 12

Đề kiểm tra giữa học kì I - Lớp 12

Đề kiểm tra 45 phút kì I - Lớp 12

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

SOẠN VĂN 12 TẬP 2

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - HỌC KÌ 2 - NGỮ VĂN 12

Đề kiểm tra 45 phút kì II - Lớp 12

Đề kiểm tra giữa học kì II - Lớp 12

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

Một số tác giả, tác phẩm, nghị luận văn học, xã hội tham khảo

  • Luyện các đề đọc hiểu thi THPT Quốc gia
  • Tuồng Sơn Hậu - Đào Tấn
  • Mẹ tơm - Tố Hữu