Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành

Bài soạn chi tiết Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành, Tuần 22, Soạn văn 12 chi tiết, Tập 2

ND chính

Lời giải chi tiết:

Rừng xà nu là một thiên truyện mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một khúc sử thi trong văn xuôi trong văn xuôi hiện đại. Tác phẩm tái hiện vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, của con người và của truyền thống văn hóa Tây Nguyên.

Bố cục

Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (phần chữ nhỏ): Tnú sau ba năm theo cách mạng giờ về thăm làng.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Anh chị cảm nhận được ý nghĩa gì của truyện ngắn qua:

a. Nhan đề tác phẩm

b. Đoạn miêu tả cánh rừng xà nu dưới tầm đại bác

c. Hình ảnh những ngọn đồi, cánh rừng trải xa hút tầm mắt, chạy tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm

Lời giải chi tiết:

a. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm

 - Nghĩa tả thực: loài cây có nhiều ở Tây Nguyên → tạo phông nền hùng tráng, đậm chất Tây Nguyên cho câu chuyện bi tráng trong tác phẩm.

Câu 2 (trang 48 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Tác giả vẫn coi "Rừng xà nu là truyện của một đời và được kể trong một đêm". Hãy cho biết:

a. Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất đáng quý nào? So với nhân vật A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài), hình tượng Tnú có gì mới mẻ hơn?

b. Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí người nghe câu nói: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo?

Câu 3 (trang 49 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Theo anh (chị), hình ảnh cánh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú gắn kết hữu cơ, khăng khít với nhau như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Xà nu gắn bó với Tnú từ thời thơ ấu (khói xà nu hun tấm bảng đen để học chữ),

- Xà nu ở bên Tnú trong những biến cố đau đớn, những bài học xương máu (nhựa xà nu cháy trên mười đầu ngón tay Tnú, chứng kiến Tnú không cứu được vợ con),

- Xà nu cùng dân làng chào đón Tnú trở về sau mấy năm đi lực lượng (đuốc xà nu soi sáng đêm anh đoàn tụ với buôn làng ở nhà cụ Mết).

Câu 4 (trang 49 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Nêu và phân tích những cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Những vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm:

-  Khuynh hướng sử thi thể hiện đậm nét ở tất cả các phương diện: đề tài, chủ đề, hình tượng, hệ thống nhân vật, giọng điệu...

-   Cách thức trần thuật: kể theo hồi tưởng qua lời của cụ Mết (già làng), kể bên bếp lửa gợi nhớ lối kể "khan" sử thi của các dân tộc Tây Nguyên, những bài "khan" được kể như những bài hát dài hát suốt đêm.

Luyện tập câu 2 (trang 49 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Viết một đoạn văn phát biểu suy nghĩ và cảm xúc của anh (chị) về hình ảnh đôi bàn tay Tnú.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý làm bài:

Bài viết có theo các ý chính sau:

-  Hoàn cảnh nào dẫn tới việc Tnú bị đốt mười đầu ngón tay? (tóm tắt câu chuyện)

-  Suy nghĩ cảm xúc của em đôi với việc Tnú bị đốt mười đầu ngón tay?

+ Về tội ác của giặc (thằng Dục và đồng bọn tra tấn con người theo lối trung cổ)

+ Về tinh thần bất khuất của người anh hùng Tnú.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 12 TẬP 1

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - HỌC KÌ 1 - NGỮ VĂN 12

Đề kiểm tra giữa học kì I - Lớp 12

Đề kiểm tra 45 phút kì I - Lớp 12

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

SOẠN VĂN 12 TẬP 2

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - HỌC KÌ 2 - NGỮ VĂN 12

Đề kiểm tra 45 phút kì II - Lớp 12

Đề kiểm tra giữa học kì II - Lớp 12

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

Một số tác giả, tác phẩm, nghị luận văn học, xã hội tham khảo

  • Luyện các đề đọc hiểu thi THPT Quốc gia
  • Tuồng Sơn Hậu - Đào Tấn
  • Mẹ tơm - Tố Hữu