Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Lý thuyết và bài tập cho Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, Phần 3, Chương 6, Công nghệ 11
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi Bài 23 trang 109 SGK Công nghệ 11

Đề bài

Trên má khuỷu làm thêm đối trọng để làm gì?

Lời giải chi tiết

Đối trọng có tác dụng nhằm cân bằng các lực và mô men quán tính không cân bằng của động cơ. Nó còn có tác dụng giảm tải cho ổ trục, và là nơi khoan bớt các khối lượng thừa khi cân bằng trục khuỷu

Câu 1 trang 109 SGK Công nghệ 11

Đề bài

Nêu nhiệm vụ của pit-tông, thanh truyền và trục khuỷu.

Lời giải chi tiết

- Nhiệm vụ của Piston:

+ Tạo ra không gian làm việc.

+ Nhận và truyền lực

- Nhiệm vụ của thanh truyền: Truyền lực giữa piston và trục khuỷu.

- Nhiệm vụ của trục khuỷu: 

+ Nhận lực từ thanh truyền tạo moment để quay máy công tác.

+ Dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ.

Câu 2 trang 109 SGK Công nghệ 11

Đề bài

Trình bày cấu tạo của pit-tông, thanh truyền và trục khuỷu.

Lời giải chi tiết

- Pit-tông: gồm 3 phần: đỉnh, đầu, thân.

+ Đỉnh: Lồi, Lõm, Bằng

+ Đầu:

+ Thân:

- Thanh truyền gồm 3 phần:

+ Đầu nhỏ.

+ Đầu to.

+ Thân.

- Trục khuỷu: 

+ Đầu trục khuỷu.

+ Đuôi trục khuỷu.

+ Cổ khuỷu.

+ Chốt khuỷu.

+ Má khuỷu

Câu 3 trang 109 SGK Công nghệ 11

Đề bài

Tại sao không làm pit-tông vừa khít với xilanh để không phải sử dụng xecmăng ?

Lời giải chi tiết

Vì kim loại giãn nở khi nóng ra, nếu làm vừa khít với xilanh thì khi nóng pittong sẽ giãn nở và làm bó máy, ngoài ra bạc xecmang cũng cần có độ hở và có các lỗ nhỏ để cho nhớt đi qua.


Giải các môn học khác

Bình luận

Phần 1: Vẽ kĩ thuật

Chương 1: Vẽ kĩ thuật cơ sở

Chương 2: Vẽ kĩ thuật ứng dụng

Phần hai: Chế tạo cơ khí

Chương 3: Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi

Chương 4: Công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hóa trong chế tạo cơ khí

Phần ba: Động cơ đốt trong

Chương 5: Đại cương về động cơ đốt trong

Chương 6: Cấu tạo của động cơ đốt trong

Chương 7: Ứng dụng động cơ đốt trong