Bài 5: Hình chiếu trục đo

Lý thuyết và bài tập cho Bài 5: Hình chiếu trục đo, Phần 1, Chương 1, Công nghệ 11
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi Bài 5 trang 27 SGK Công nghệ 11

Đề bài

Nếu phương chiếu l song song với mặt phẳng chiếu (P') hoặc song song với một trong ba trục tọa độ thì thế nào ?

Lời giải chi tiết

Nếu phương chiếu l song song với mặt phẳng hình chiếu (P’) thì các tia chiếu không cắt (P’) ta sẽ không có được HCTĐ. Nếu phương chiếu l song song với một trong ba trục tọa độ thì hình chiếu thu được sẽ là hình chiếu vuông góc

Câu hỏi Bài 5 trang 28 SGK Công nghệ 11

Đề bài

Góc trục đo và hệ số biến dạng thay đổi liên quan đến các yếu tố nào?

Lời giải chi tiết

Tùy theo vị trí phương chiếu, vị trí gắn hệ trục tọa độ trên vật cho ta góc trục đo và hệ số biến dạng khác nhau. (tức là phụ thuộc vào vị trí phương chiếu, vị trí gắn hệ trục tọa độ trên vật).

Câu hỏi Bài 5 trang 30 SGK Công nghệ 11

Đề bài

Tại sao trong hình chiếu trục đo xiên góc cân, các mặt của vật thể song song với mặt phẳng tọa độ XOZ không bị biến dạng.

Lời giải chi tiết

Vì hệ số biến dạng p = r = 1. Mà p và r lần lượt là hệ số biến dạng trên trục O’X’ và O’Z’ nên các mặt của vật thể song song với mặt phẳng tọa độ XOZ không bị biến dạng.

Câu 1 trang 31 SGK Công nghệ 11

Đề bài

Trình bày cách xây dựng hình chiếu trục đo.

Lời giải chi tiết

Cách xây dựng hình chiếu trục đo như sau:

- Một vật thể được gắn với hệ tọa độ vuông góc OXYZ với các trục tọa độ đặt theo ba chiều (dài, rộng, cao của vật thể).

- Chiếu vật thể cùng hệ tọa độ vuông góc lên mặt phẳng hình chiếu (P’) theo một phương chiếu l (không song song với P’, không song song với các trục tọa độ)

Câu 2 trang 31 SGK Công nghệ 11

Đề bài

Thế nào là hệ số biến dạng?

Lời giải chi tiết

Hệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục toạ độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó. 

Câu 3 trang 31 SGK Công nghệ 11

Đề bài

Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều và hình chiếu trục đo xiên góc cân, các thông số cơ bản bằng bao nhiêu ?

Lời giải chi tiết

a) Hình chiếu trục đo vuông góc đều:

 Là hình chiếu có phướng chiếu 1 vuông góc vói mp chiếu, có

+ 3 hệ số biến dạng bằng nhau p = q = r = 1.

+ Góc trục đo X’O’Y’, Y’O’Z’, X’O’Z’

b) Hình chiếu trục đo xiên góc cân

Là hình chiếu có phướng chiếu 1 không vuông góc vói mp chiếu, mp toạ độ XOZ đặt song song với mp hình chiếu

Câu 4 trang 31 SGK Công nghệ 11

Đề bài

Hình chiếu trục đo xiên góc cân có đặc điểm gì?

Lời giải chi tiết

Hình chiếu trục đo xiên góc cân có đặc điểm:

- Phương chiếu không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu, mặt phẳng tọa độ XOZ đặt song song với mặt phẳng hình chiếu (XOZ//P’).

- Hệ số biến dạnh p = r = 1, q = 0.5

- Góc trục đo X’O’Y’=Y’O’Z’=135độ X’O’Z’=90 độ.

- Trong HCTĐ xiên góc cân các mặt của vật thể đặt song song với mp toạ độ XOZ thì không bị biến dạng

Bài tập 1 trang 31 SGK Công nghệ 11

Đề bài

Vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều của một hình nón cụt có đường kính đáy lớn bằng 40mm, đường kính đáy nhỏ bằng 30mm và chiều cao của hình nón cụt bằng 50mm.

Lời giải chi tiết

Hình nón cụt có:

+ Đường kính đáy lớn bằng 40mm

+ Đường kính đáy nhỏ bằng 30mm

+ Chiều cao: 50mm

Bài tập 2 trang 31 SGK Công nghệ 11

Đề bài

Vẽ hình chiếu trục đo xiên góc cân của một hình chóp đều có đáy là một hình vuông, cạnh bằng 40mm và chiều cao của hình chóp bằng 50mm.

Lời giải chi tiết

Hình chóp có:

+ Đáy là hình vuông

+ Cạnh bằng 40mm

+ Chiều cao 50mm


Giải các môn học khác

Bình luận

Phần 1: Vẽ kĩ thuật

Chương 1: Vẽ kĩ thuật cơ sở

Chương 2: Vẽ kĩ thuật ứng dụng

Phần hai: Chế tạo cơ khí

Chương 3: Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi

Chương 4: Công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hóa trong chế tạo cơ khí

Phần ba: Động cơ đốt trong

Chương 5: Đại cương về động cơ đốt trong

Chương 6: Cấu tạo của động cơ đốt trong

Chương 7: Ứng dụng động cơ đốt trong