Bài 10. Ghép các nguồn điện thành bộ

Lý thuyết và bài tập cho Bài 10. Ghép các nguồn điện thành bộ, Chương 2, Vật lý lớp 11

Lý thuyết. Ghép các nguồn điện thành bộ

Đối với đoạn mạch chứa nguồn điện có chiều từ cực dương và tới cực âm. Tương tự hệ thức 9.3 ở bài trước ta có hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế UAB, cường độ dòng điện I và các điện trở r, R:

I. Đoạn mạch chứa nguồn điện

Đối với đoạn mạch chứa nguồn điện có chiều từ cực dương và tới cực âm. Tương tự hệ thức 9.3 ở bài trước ta có hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế UAB, cường độ dòng điện I và các điện trở r, R: 

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu C1 trang 55 SGK Vật lý 11

Đề bài

Hãy viết biểu thức liên hệ giữa suất điện động ℰ với cường độ dòng điện I và các điện trở \(r, R, R_1\) của mạch điện kín (hình 10.1)

Lời giải chi tiết

Áp dụng định luật ôm cho toàn mạch, ta được: \(I = \dfrac{\xi }{{{R_1} + R + r}}\)

Câu C2 trang 55 SGK Vật lý 11

Đề bài

Hãy viết hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế UAB, cường độ dòng điện I và điện trở R1 đối với đoạn mạch hình 10.2b

Lời giải chi tiết

Áp dụng định luật ôm cho đoạn mạch chứa điện trở thuần: UAB = I.R1

Câu C3 trang 55 SGK Vật lý 11

Đề bài

Hãy viết hệ thức tính UBA đối với đoạn mạch hình 10.2a và tính hiệu điện thế này khi cho biết ℰ = 6V; I = 0,5A ; r = 0,3Ω; và  R = 5,7Ω

Lời giải chi tiết

\({U_{AB}} =  - \varepsilon  + I\left( {r + R} \right) =  - 6 + 0,5\left( {5,7 + 0,3} \right) =  - 3V\)

Bài 1 trang 58 SGK Vật lí 11

Đề bài

Dòng điện chạy qua đoạn mạch chứa nguồn điện có chiều như thế nào?

Lời giải chi tiết

Dòng điện chạy qua đoạn mạch chứa nguồn điện có chiều đi ra từ cực dương và đi tới cực âm của nguồn điện.

Bài 2 trang 58 SGK Vật lí 11

Đề bài

Hãy trình bày các mối quan hệ trong đoạn mạch có chứa nguồn điện.

Lời giải chi tiết

Trong đoạn mạch có chứa nguồn điện (hình vẽ), mối quan hệ giữa các đại lượng được biểu diễn bằng các công thức:

$${U_{AB}} = \xi  - I\left( {R + r} \right)$$

Trong đó dòng điện có chiều từ B đến A;

R là điện trở toàn phần trên đoạn mạch AB.

Bài 3 trang 58 SGK Vật lí 11

Đề bài

Trình bày các cách mắc nguồn điện thành bộ nguồn nối tiếp, và thành bộ nguồn song song. Trong từng trường hợp hãy viết công thức tính suất điện động của bộ nguồn và điện trở trong của nó. 

Lời giải chi tiết

- Bộ nguồn nối tiếp gồm các nguồn \(( ℰ _1;r_1), ( ℰ _2;r_2)…… ( ℰ _n;r_n)\) ghép nối tiếp bằng cách ghép cực âm của nguồn điện trước được nối bằng dây dẫn với cực dương của nguồn điện tiếp sau tạo thành một dãy liên tiếp.

Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn :

\(ℰ _b= ℰ _1+ ℰ _2+…..+ ℰ _n\)

Bài 4 trang 58 SGK Vật lí 11

Đề bài

Một acquy có suất điện động và điện trở trong là ξ = 6V và r = 0,6 Ω. Sử dụng acquy này thắp sáng bóng đèn có ghi 6V – 3W. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và hiệu điện thế giữa hai cực của acquy khi đó. 

Bài 5 trang 58 SGK Vật lí 11

Đề bài

Hai nguồn điện có suất điện động và điện trở trong lần lượt là:

ξ1 = 4,5 V; r1 = 3 Ω

ξ2 = 3 V; r2 = 2 Ω

Mắc hai nguồn thành mạch điện kín như sơ đồ Hình 10.6. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và hiệu điện thế UAB.

Bài 6 trang 58 SGK Vật lí 11

Đề bài

Trong mạch điện có sơ đồ như Hình 10.7, hai pin có cùng suất điện động ξ = 1,5 V và điện trở trong r = 1 Ω

Hai bóng đèn giống nhau cùng số ghi trên đèn là 3V – 0,75 W. Cho rằng điện trở của các đèn không thay đổi theo nhiệt độ.

a) Các đèn có sáng bình thường không ? Vì sao ?

b) Tính hiệu suất của bộ nguồn.

c) Tính hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi pin.


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG

CHƯƠNG II. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất
  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải

CHƯƠNG IV. TỪ TRƯỜNG

CHƯƠNG V. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

CHƯƠNG VI. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

CHƯƠNG VII. MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 11