Bài 32. Kính lúp

Lý thuyết và bài tập cho Bài 32. Kính lúp, Chương 7, Vật lý lớp 11

Lý thuyết về kính lúp.

I. Tổng quát về các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt

Các dụng cụ quang đều có tác dụng tạo ảnh với góc trông lớn hơn góc trông vật nhiều lần. Đại lượng đặc trưng cho tác dụng này là số bội giác, được định nghĩa như sau:

G =  ≈   (góc nhỏ)

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu C1 trang 205 SGK Vật lý 11

Đề bài

Số bội giác phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Lời giải chi tiết

Số bội giác G của một công cụ quang bổ trợ cho mắt là tỉ số giữa góc trông ảnh α của một vật qua dụng cụ quang học đó với góc trông trực tiếp αo của vật đó khi đặt vật tại điểm cực cận của mắt.

\(G = \dfrac{\alpha }{{{\alpha _0}}}\)

Số bội giác G của một dụng cụ quang học phụ thuộc vào góc trông của vật và góc trông ảnh.

Câu C2 trang 207 SGK Vật lý 11

Lời giải chi tiết

Sơ đồ tạo ảnh:

Số bội giác: \(G = \dfrac{{tg\alpha }}{{tg{\alpha _0}}}\) ; kính lúp \(tg\alpha  = \dfrac{{A'B'}}{{\left| {{d_1}'} \right| + 1}}\)

Với  \(k = \dfrac{{A'B'}}{{AB}}\) là độ phóng đại của ảnh qua kính.

Mắt thường: OCc = Đ = 25cm.

* Nếu ngắm chừng ở cực cận: A'B' ở OCc:

|d' | + 1 = OCc ⇒ Gc = kc

Bài 1 trang 208 SGK Vật lí 11

Đề bài

 Các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt có tác dụng tạo ảnh ra sao? Định nghĩa số bội giác.

Lời giải chi tiết

Các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ. Nó có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra một ảnh ảo, lớn hơn vật và nằm trong giới hạn nhìn thấy rõ của mắt.

Số bội giác G của một công cụ quang phổ bổ trợ cho mắt là tỉ số giữa góc trông ảnh α của một vật quang học đó với góc trông trực tiếp αo của vật đó khi đặt vật tại điểm cực cận của mắt.

Bài 2 trang 208 SGK Vật lí 11

Đề bài

Kính lúp có cấu tạo như thế nào ?

Lời giải chi tiết

 Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ (hoặc hệ ghép tương đương với thấu kính hội tụ) có tiêu cự nhỏ (cm).

Bài 3 trang 208 SGK Vật lí 11

Đề bài

Vẽ đường truyền của chùm tia sáng ứng với mắt ngắm chừng kính lúp ở vô cực.

Viết công thức số bội giác của kính lúp trong trường hợp này.

Lời giải chi tiết

Đường truyền của chùm tia sáng ứng với mắt ngắm chừng kính lúp ở vô cực như hình vẽ.

Số bội giác: \({G_\infty } = {Đ \over f}\)

Bài 4 trang 208 SGK Vật lí 11

Đề bài

Yếu tố nào kể sau không ảnh hưởng đến giá trị của số bội giác ?

A. Kích thước của vật.

B. Đặc điểm của vật.

C. Đặc điểm của kính lúp.

D. Không có (các yếu tố A, B, C đều ảnh hưởng).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực: \({G_\infty } = {{O{C_c}} \over f} = { Đ\over f}\)

Lời giải chi tiết

Đáp án A.

Bài 5 trang 208 SGK Vật lí 11

Đề bài

Tiếp theo bài tập 4.

Cách thực hiện nào sau đây vẫn cho phép tiếp tục ngắm chừng ở vô cực ?

A. Dời vật.

B. Dời thấu kính.

C. Dời mắt.

D. Không cách nào.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực: \({G_\infty } = \displaystyle{{O{C_c}} \over f} = { Đ\over f}\)

Lời giải chi tiết

Đáp án C.

Bài 6 trang 208 SGK Vật lí 11

Đề bài

Một học sinh cận thị có các điểm Cc, Cv cách mắt lần lượt 10 cm và 90 cm. Học sinh này dùng kính lúp có độ tụ +10 dp để quan sát một vật nhỏ. Mắt đặt sát kính.

a) Vật phải đặt trong khoảng nào trước kính ?

b) Một học sinh khác, có mắt không bị tật, ngắm chùm kính lúp nói trên ở vô cực. Cho OCc = 25 cm. Tính số bội giác.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+ Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực: \({G_\infty } = {{O{C_c}} \over f} = { Đ\over f}\)


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG

CHƯƠNG II. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất
  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải

CHƯƠNG IV. TỪ TRƯỜNG

CHƯƠNG V. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

CHƯƠNG VI. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

CHƯƠNG VII. MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 11