Bài 23. Từ thông, cảm ứng điện từ

Lý thuyết và bài tập cho Bài 23. Từ thông, cảm ứng điện từ, Chương 5, Vật lý lớp 11

I. TỪ THÔNG

1. Định nghĩa

Giả sử một đường cong phẳng kín (C) là chu vi giới hạn một mặt có diện tích S (giả thiết là phẳng) (Hình 23.1). Mặt đó được đặt trong một từ trường đều \(\vec{B}\). Trên đường vuông góc với mặt phẳng S, ta vẽ vectơ \(\vec{n}\) có độ dài bằng đơn vị theo một hướng xác định (tùy ý chọn), \(\vec{n}\) được gọi là vectơ pháp tuyến dương. Gọi a là góc tạo bởi \(\vec{n}\) và \(\vec{B}\), người ta định nghĩa từ thông qua mặt S là đại lượng, kí hiệu Φ, cho bởi:

Φ = BS cosα

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu C1 trang 143 SGK Vật lý 11

Đề bài

Hãy giải thích sự biến thiên từ thông qua mạch kín ( C ) trong từng thí nghiệm.

Lời giải chi tiết

Theo công thức đinh nghĩa từ thông thì cảm ứng từ qua mạch kín càng nhiều thì từ thông càng lớn.

Ở hình 23.1a

H23.3a bài 23 trang 143 vật lí 11

Khi nam châm tiến lại gần mạch kín (C) thì số lượng đường cảm ứng từ xuyên qua (C) càng tăng nên từ thông qua mạch (C) càng tăng.

Câu C2 trang 143 SGK Vật lý 11

Đề bài

Mô tả và giải thích thí nghiệm Fa-ra-đây được vẽ trên hình 23.4

H23.4 bài 23 trang 143 vật lí 11

Lời giải chi tiết

* Ở hình 23.4a) thí nghiệm Fa-ra-đây gồm có:

- Một ống dây (1) có điện kế G tạo thành mạch kín.

- 1 ống dây (2) nối với nguồn điện và khóa K.

* Mô tả thí nghiệm

- Khi K ngắt, kim điện kế G không bị lệch.

Câu C3 trang 145 SGK Vật lý 11

Đề bài

Cho nam châm SN rơi thẳng đứng chui qua mạch kín (C) cố định như hình 23.5 . Hãy xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong (C).

H23.5 bài 23 trang 145 vật lí 11

Lời giải chi tiết

- Khi nam châm rơi đến gần (C) , từ trường qua(C) tăng, từ thông qua (C) cũng tăng làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong (C) chạy theo chiều âm (ngược chiều dương).

Bài 1 trang 147 SGK Vật lí 11

Đề bài

Phát biểu các định nghĩa:

- Dòng điện cảm ứng;

- Hiện tượng cảm ứng điện từ;

- Từ trường cảm ứng.

Lời giải chi tiết

Mỗi khi từ thông qua mạch kín (C) biến thiên thì trong mạch kín (C) xuất hiện một dòng điện gọi là dòng điện cảm ứng.

Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong (C) gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

Khi dòng điện cảm ứng xuất hiện thì cũng sinh ra từ trường, gọi là từ trường cảm ứng.

Bài 2 trang 147 SGK Vật lí 11

Đề bài

Dòng điện Fu - cô là gì?

Lời giải chi tiết

 Dòng điện Fucô hoặc dòng điện xoáy, là hiện tượng dòng điện sinh ra khi ta đặt một vật dẫn điện vào trong một từ trường biến đổi theo thời gian hay vật dẫn chuyển động cắt ngang từ trường

Bài 3 trang 147 SGK Vật lí 11

Đề bài

Mạch kín (C) không biến dạng trong từ trường đều \(\vec{B}\). Hỏi trong trường hợp nào dưới đây, từ thông qua mạch biến thiên?

A. (C) chuyển động tịnh tiến.

B. (C) chuyển động quay xung quanh một trục cố định vuông góc với mặt phằng chứa mạch

C. (C) chuyển động trong một mặt phẳng vuông góc với \(\vec{B}\).

D. (C) quay xung quanh trục cố định nằm trong mặt phẳng chứa mạch và trục này không song song với đường sức từ

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Bài 4 trang 148 SGK Vật lí 11

Đề bài

Mạch kín tròn (C) nằm trong cùng mặt phẳng (P) với dòng điện thẳng I ( Hình 23.8). Hỏi trường hợp nào dưới đây, từ thông qua (C) biến thiên ?

A. (C) dịch chuyển trong mặt phẳng P lại gần I hoặc ra xa I

B. (C) dịch chuyển trong mặt phẳng P với vận tốc song song với dòng I.

C. (C) cố định, dây dẫn thẳng mang dòng I chuyển động tịnh thiến dọc theo chính nó.

D. (C) quay xung quanh dòng điện I.

Bài 5 trang 148 SGK Vật lí 11

Đề bài

Xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong các thí nghiệm dưới đây (Hình 23.9). 


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG

CHƯƠNG II. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất
  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải

CHƯƠNG IV. TỪ TRƯỜNG

CHƯƠNG V. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

CHƯƠNG VI. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

CHƯƠNG VII. MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 11