50 bài tập hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song mức độ nhận biết, thông hiểu - Phần 1

Lớp:

Môn học:

Bài học: 
Bài 2. Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song
Câu trắc nghiệm: 

Câu hỏi 1

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho a, b là hai đường thẳng song song với nhau. Chọn khẳng định sai:

Phương pháp giải : 

Suy luận từng đáp án.

Lời giải chi tiết : 

Dễ thấy A, B, C đều đúng.

D sai.

Xét trong mặt phẳng (P) chứa a và song song với b. Lấy 1 đường thẳng c cắt a nhưng đường thẳng c này không cắt b.

 

Chọn D.

Đáp án A: 

 Hai đường thẳng a và b cùng nằm trên hai mặt phẳng.

Đáp án B: 

 Nếu c là đường thẳng song song với a thì c song song hoặc trùng với b.

Đáp án C: 

Mọi mặt phẳng cắt a đều cắt b.

Đáp án D: 

Mọi đường thẳng cắt a đều cắt b

Câu hỏi 2

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cho hình chóp S.ABCD. Các đường thẳng chéo với AD là:

Phương pháp giải : 

Các đường thẳng chéo nhau là các đường thẳng không thuộc cùng mặt phẳng.

Lời giải chi tiết : 

Các đường thẳng chéo với AD là SB và SC.

Chọn B.

Đáp án A: 

 BC, SA       

Đáp án B: 

 SB, SC    

Đáp án C: 

 SA, AD 

Đáp án D: 

 AB, CD

Câu hỏi 3

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cho tứ diện ABCD có tất cả các cạnh bằng a. Gọi \({G_1},{G_2}\) lần lượt là trọng tâm tam giác BCD và ACD. Khi đó đoạn thẳng \({G_1}{G_2}\) bằng:

Phương pháp giải : 

Sử dụng tính chất của trọng tâm tam giác, định lí Ta-let đảo để suy ra các đoạn thẳng song song và tỉ lệ đoạn thẳng.

Lời giải chi tiết : 

Gọi E là trung điểm của CD ta có: \(\frac{E{{G}_{1}}}{EA}=\frac{E{{G}_{2}}}{EB}=\frac{1}{3}\Rightarrow {{G}_{1}}{{G}_{2}}\parallel AB\) (định lí Ta-let đảo)

Và \(\frac{{{G}_{1}}{{G}_{2}}}{AB}=\frac{E{{G}_{1}}}{EA}=\frac{1}{3}\Rightarrow {{G}_{1}}{{G}_{2}}=\frac{1}{3}AB=\frac{a}{3}\)

Chọn B.

Đáp án A: 

 \(\frac{a}{4}\)  

Đáp án B: 

 \(\frac{a}{3}\)  

Đáp án C: 

  \(\frac{2a}{3}\)   

Đáp án D: 

\(\frac{3a}{2}\)

Câu hỏi 4

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

 Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng ?

Phương pháp giải : 

Suy ra trực tiếp tính đúng sai của các đáp án. Hai đường thẳng phân biệt có 3 vị trí tương đối: Song song, chéo nhau và cắt nhau.

Lời giải chi tiết : 

A sai. Hai đường thẳng lần lượt nằm trên hai mặt phẳng phân biệt thì chưa thể xác định được chéo nhau hay song song, hay cắt nhau.

B sai. Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau hoặc song song.

D sai. Hai đường thẳng phân biệt không song song thì chéo nhau hoặc cắt nhau.

Chọn C.

Đáp án A: 

Hai đường thẳng lần lượt nằm trên hai mặt phẳng phân biệt thì chéo nhau.

Đáp án B: 

  Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau.

Đáp án C: 

 Hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung.

Đáp án D: 

Hai đường thẳng phân biệt không song song thì chéo nhau.

Câu hỏi 5

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho tứ diện ABCD. Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào SAI ?

Phương pháp giải : 

Suy ra trực tiếp tính đúng sai của các đáp án. Hai đường thẳng phân biệt có 3 vị trí tương đối: Song song, chéo nhau và cắt nhau.

Lời giải chi tiết : 

Dựa vào hình vẽ ta thấy AC và BD là hai đường thẳng chéo nhau nên không thể cắt nhau. Vậy D sai.

Chọn D.

Đáp án A: 

AB và CD chéo nhau    

Đáp án B: 

A, B, C, D không đồng phẳng.

Đáp án C: 

AD và BC không cắt nhau        

Đáp án D: 

AC cắt BD.

Câu hỏi 6

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho 2 đường thẳng a, b chéo nhau. Trên a lấy hai điểm A, B. Trên b lấy 2 điểm C, D. Mệnh đề nào sau đây sai?

Phương pháp giải : 

Suy ra trực tiếp tính đúng sai của các đáp án. Hai đường thẳng phân biệt có 3 vị trí tương đối: Song song, chéo nhau và cắt nhau.

Lời giải chi tiết : 

\(AB\subset a,CD\subset b\). MÀ a và b chéo nhau nên AB và CD chéo nhau. Suy ra A đúng.

Giả sử \(E=AC\cap BD\) ta có: A, B, C, D, E đồng phẳng AB và CD cắt nhau. Mà AB và CD chéo nhau (Mâu thuẫn). Vậy AC và BD không cắt nhau.

Tương tự nếu AC và BD song song ta cũng chỉ ra được mâu thuẫn như trên. Vậy AC và BD chéo nhau.

Suy ra B đúng.

Chứng minh tương tự ta có AD và BC cũng chéo nhau. Suy ra C đúng.

Chọn D.

Đáp án A: 

 AB và CD chéo nhau       

Đáp án B: 

 AC và BD chéo nhau.

Đáp án C: 

 AD và BC chéo nhau 

Đáp án D: 

 AC, BD cùng thuộc 1 mặt phẳng

Câu hỏi 7

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành tâm O. Giao tuyến của (SAD) và (SBC) là

Phương pháp giải : 

Sử dụng tính chất: Nếu hai mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) và \(\left( \beta  \right)\) có điểm chung M và lần lượt chứa hai đường thẳng song song d và d’ thì giao tuyến của \(\left( \alpha  \right)\) và \(\left( \beta  \right)\) là đường thẳng đi qua M và song song với d và d’.

Lời giải chi tiết : 

Ta có: (SAD) và (SBC) có điểm S chung.

\(\left. \begin{array}{l}\left( {SAD} \right) \supset AD\\\left( {SBC} \right) \supset BC\\AD\parallel BC\end{array} \right\} \Rightarrow \)Giao tuyến của (SAD) và (SBC) là đường thẳng Sx // AD //BC.

Chọn B.

Đáp án A: 

  SO    

Đáp án B: 

 Sx // AD // BC     

Đáp án C: 

 SA    

Đáp án D: 

 SD

Câu hỏi 8

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi d là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC). Khẳng định nào sau đây đúng?

Phương pháp giải : 

Nếu 2 mặt phẳng (P) và (Q) lần lượt chứa hai đường thẳng a và b song song với nhau thì giao tuyến (nếu có) của 2 mặt phẳng đó song song với a và b

Lời giải chi tiết : 

Vì AD ⊂ (SAD) , BC ⊂ (SBC) và AD // BC nên giao tuyến (nếu có) của (SAD) và (SBC) song song với BC

Mà S là điểm chung của 2 mặt phẳng trên nên giao tuyến của chúng là đường thẳng qua S và song song BC

Chọn đáp án B

Đáp án A: 

d qua S và song song với AB 

Đáp án B: 

d qua S và song song với BC

Đáp án C: 

 d qua S và song song với BD   

Đáp án D: 

 d qua S và song song với DC

Câu hỏi 9

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi d là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC). Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?

Phương pháp giải : 

Phương pháp:

+) Chứng minh hai mặt phẳng (SAD) và (SBC) là hai mặt phẳng có chứa hai đường thẳng song song.

+) Tìm giao tuyến d của hai mặt phẳng có chứa hai đường thẳng song song.

Lời giải chi tiết : 

Tứ giác ABCD là hình bình hành \( \Rightarrow AD//BC.\)

Điểm S thuộc cả 2 mặt phẳng (SAD) và (SBC)

\( \Rightarrow \) Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC) là đường thẳng d đi qua S và song song với AD, BC.

Đáp án A: 

d qua S và song song với BD.   

Đáp án B: 

d qua S và song song với BC.

Đáp án C: 

 d qua S và song song với AB.   

Đáp án D: 

d qua S và song song với DC.

Câu hỏi 10

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

Phương pháp giải : 

Dựa vào vị trí tương đối của hai đường thẳng.

Lời giải chi tiết : 

A đúng vì hai đường thẳng chéo nhau không thuộc cùng 1 mặt phẳng.

Chọn A.

Đáp án A: 

  Hai đường thẳng phân biệt cùng nàm trong một mặt phẳng thì không chéo nhau.

Đáp án B: 

 Hai đường thẳng phân biệt không song song thì chéo nhau.

Đáp án C: 

Hai đường thẳng phân biệt không chéo nhau thì cắt nhau.

Đáp án D: 

Hai đường thẳng phân biệt lần lượt thuộc hai mặt phẳng khác nhau thì chéo nhau.

Câu hỏi 11

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Tứ diện \(ABCD\). Phát biểu nào sau đây đúng?

Phương pháp giải : 

Nhận xét vị trí tương đối của hai đường thẳng AC và BD.

Lời giải chi tiết : 

Hai đường thẳng \(AC\) và \(BD\) không có điểm chung.    

Chọn: B

Đáp án A: 

Hai đường thẳng \(AC\) và \(BD\) cắt nhau.

Đáp án B: 

Hai đường thẳng \(AC\) và \(BD\) không có điểm chung.   

Đáp án C: 

Tồn tại một mặt phẳng chứa hai đường thẳng\(AC\) và \(BD\). 

Đáp án D: 

Không thể vẽ hình biểu diễn tứ diện \(ABCD\) bằng các nét liền.

Câu hỏi 12

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Chọn mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:

Lời giải chi tiết : 

Hai đường thẳng không có điểm chung thì song song với nhau. Là mệnh đề sai, do hai đường thẳng có thể chéo nhau.

Chọn: C

Đáp án A: 

 Hai đường thẳng phân biệt không có quá một điểm chung.

Đáp án B: 

Hai đường thẳng cắt nhau thì không song song với nhau.   

Đáp án C: 

Hai đường thẳng không có điểm chung thì song song với nhau.

Đáp án D: 

 Hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung.

Câu hỏi 13

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho hình chóp S.ABCD. Có bao nhiêu cạnh của hình chóp chéo nhau với cạnh AB?

Lời giải chi tiết : 

Các cạnh của hình chóp chéo nhau với cạnh AB là SC và SD.

Chọn: D

Đáp án A: 

1

Đáp án B: 

3

Đáp án C: 

4

Đáp án D: 

2

Câu hỏi 14

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Cho hình chóp\(S.ABCD\) có đáy\(ABCD\) là hình bình hành. Gọi I, J, E, F lần lượt là trung điểm của SASB, SC, SD. Trong các đường thẳng sau, đường thẳng nào không song song với IJ?

Phương pháp giải : 

Sử dụng tính chất đường trung bình của tam giác.

Lời giải chi tiết : 

IJ là đường trung bình của tam giác SAB \( \Rightarrow IJ//AB\)

EF là đường trung bình của tam giác SCD \( \Rightarrow EF//CD\)

Mà \(AB//CD \Rightarrow IJ//AB//CD//EF\)

IJ không song song với AD.

Chọn: A

Đáp án A: 

AD.

Đáp án B: 

DC

Đáp án C: 

EF

Đáp án D: 

AB

Câu hỏi 15

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành ABCD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC) là.

Phương pháp giải : 

Hai mặt phẳng chứa hai đường thẳng song song với nhau thì có giao tuyến song song với chúng.

Lời giải chi tiết : 

(SBC) và (SAD)  có điểm S chung.

\(\left\{ \begin{array}{l}BC \subset \left( {SBC} \right)\\AD \subset \left( {SAD} \right)\\BC//AD\end{array} \right. \Rightarrow \) Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC) là đường thẳng đi qua S và song song với AD và BC.

Chọn A.

Đáp án A: 

Đường thẳng d đi qua S và song song với AD

Đáp án B: 

 Đường thẳng đi qua S và song song với AB.

Đáp án C: 

SO với O là giao điểm của AC và BD.

Đáp án D: 

 SM với M là trung điểm của CD.

Câu hỏi 16

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cho tứ diện S.ABCD có đáy ABCD là hình thang (AB // CD). Gọi M, N và P lần lượt là trung điểm của BC, AD và SA. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (MNP).

Phương pháp giải : 

Sử dụng định lí: Hai mặt phẳng chứa hai đường thẳng song song thì cắt nhau theo giao tuyến (nếu có) song song với hai đường thẳng đó.

Lời giải chi tiết : 

(SAB) và (MNP) có điểm P chung;

 \(\left\{ \begin{array}{l}AB \subset \left( {SAB} \right)\\MN \subset \left( {MNP} \right)\\AB\parallel MN\end{array} \right. \Rightarrow\) Giao tuyến của 2 mặt phẳng (SAB) và (MNP) là đường thẳng qua P và song song với AB.

Chọn B.

Đáp án A: 

Đường thẳng qua M và song song với SC.  

Đáp án B: 

Đường thẳng qua P và song song với AB.

Đáp án C: 

Đường thẳng PM.

Đáp án D: 

 Đường thẳng qua S và song song với AB.

Câu hỏi 17

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Cho tứ diện ABCD có M, N là hai điểm phân biệt trên cạnh AB. Mệnh đề nào sau đây đúng?

Phương pháp giải : 

Nếu \(a,\,\,b\) không đồng phẳng thì \(a,\,\,b\) chéo nhau.

Lời giải chi tiết : 

Do CM và DN không đồng phẳng \( \Rightarrow \) CM và DN chéo nhau.

Chọn: A 

Đáp án A: 

CM và DN chéo nhau.

Đáp án B: 

  CM và DN cắt nhau. 

Đáp án C: 

CM và DN đồng phẳng.

Đáp án D: 

CM và DN song song.

Câu hỏi 18

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Gọi \(\alpha \) là góc giữa hai đường thẳng \(a\) và \(b\) trong không gian. Khi đó:

Phương pháp giải : 

Góc giữa hai đường thẳng trong không gian luôn là góc nhọn.

Lời giải chi tiết : 

Gọi \(\alpha \) là góc giữa hai đường thẳng \(a\) và \(b\) trong không gian. Khi đó: \({0^0} \le \alpha  \le {90^0}\)

Chọn D.

Đáp án A: 

 \({0^0} \le \alpha  \le {360^0}\)

Đáp án B: 

\(\alpha  \ge {180^0}\)

Đáp án C: 

 \({0^0} \le \alpha  \le {180^0}\)

Đáp án D: 

\({0^0} \le \alpha  \le {90^0}\)

Câu hỏi 19

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Trong không gian, hai mặt phẳng tùy ý có thể có bao nhiêu vị trí tương đối nhau?

Phương pháp giải : 

Sử dụng vị trí tương đối của hai mặt phẳng trong không gian.

Lời giải chi tiết : 

Hai mặt phẳng trong không gian có thể có ba vị trí tương đối sau :

+ Song song

+ Cắt nhau

+ Trùng nhau

Chọn B

Đáp án A: 

 \(4\)

Đáp án B: 

 \(3\)

Đáp án C: 

 \(2\)

Đáp án D: 

 \(1\)

Câu hỏi 20

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình bình hành tâm \(O\). Giao tuyến của 2 mặt phẳng \(\left( {SAD} \right)\) và \(\left( {SBC} \right)\) là:

Phương pháp giải : 

\(\left\{ \begin{array}{l}a \subset \left( \alpha  \right)\\b \subset \left( \beta  \right)\\a\parallel b\end{array} \right. \Rightarrow \) Giao tuyến của hai mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) và \(\left( \beta  \right)\) là đường thẳng đi qua điểm chung của hai mặt phẳng và song song với \(a,\,\,b\).

Lời giải chi tiết : 

Xác định \(\left( {SAD} \right) \cap \left( {SBC} \right)\).

+ \(S\) là điểm chung thứ nhất.

+ Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}AD \subset \left( {SAD} \right)\\BC \subset \left( {SBC} \right)\\AD\parallel BC\end{array} \right.\).

Do đó giao tuyến của hai mặt phẳng \(\left( {SAD} \right)\) và \(\left( {SBC} \right)\) là đường thẳng đi qua \(S\) và song song với \(AD\).

Chọn C.

Đáp án A: 

Đường thẳng qua \(S\) và song song với \(AB\). 

Đáp án B: 

 Đường thẳng \(SO\).

Đáp án C: 

 Đường thẳng qua \(S\) và song song với \(AD\).

Đáp án D: 

Không có giao tuyến.

Câu hỏi 21

Đáp án đúng: 
Đáp án C
Câu hỏi: 

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

Phương pháp giải : 

Sử dụng các tính chất của hai đường thẳng.

Lời giải chi tiết : 

Câu C vì có thể hai đường thẳng đó song song.

Chọn C.

Đáp án A: 

Hai đường thảng phân biệt không cắt nhau và không song sng thì chéo nhau.

Đáp án B: 

Hai đường thẳng phân biệt không chéo nhau thì hoặc cắt nhau hoặc song song.

Đáp án C: 

 Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau.

Đáp án D: 

Hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung.

Câu hỏi 22

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình bình hành tâm \(O\). Giao tuyến của hai mặt phẳng \(\left( {SAD} \right)\) và \(\left( {SBC} \right)\) là:

Phương pháp giải : 

Áp dụng tính chất giao tuyến của hai mặt phẳng có 1 điểm chung và 2 cạnh song song với nhau.

Lời giải chi tiết : 

Ta thấy \(\left( {SAD} \right);\left( {SBC} \right)\) có điểm chung thứ nhất là \(S\).

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}AD \subset \left( {SAD} \right)\\BC \subset \left( {SBC} \right)\\AD\parallel BC\end{array} \right. \Rightarrow \) Giao tuyến của hai mặt phẳng là đường thẳng qua \(S\) và song song với \(AD,\,\,BC\).

Chọn A.

Đáp án A: 

Đường thẳng đi qua \(S\) và song song với \(AD\).

Đáp án B: 

 Đường thẳng đi qua \(S\) và song song với \(AC\)

Đáp án C: 

Đường thẳng \(SO\).

Đáp án D: 

Đường thẳng đi qua \(S\) và song song với \(AB\).

Câu hỏi 23

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình bình hành \(ABCD\). Giao tuyến của hai mặt phẳng \(\left( {SAD} \right)\) và \(\left( {SBC} \right)\) là đường thẳng song song với đường thẳng nào:

Phương pháp giải : 

Hai mặt phẳng chứa hai đường thẳng song song thì giao tuyến (nếu có) của chúng song song với hai đường thẳng đó.

Lời giải chi tiết : 

Xét \(\left( {SAD} \right)\) và \(\left( {SBC} \right)\) có \(S\) là điểm chung thứ nhất.

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\left( {SAD} \right) \supset AD\\\left( {SBC} \right) \supset BC\\AD\parallel BC\,\,\left( {gt} \right)\end{array} \right. \Rightarrow \) Giao tuyến của \(\left( {SAD} \right)\) và \(\left( {SBC} \right)\) là đường thẳng qua \(S\) và song song với \(AD,\,\,BC\).

Chọn D.

Đáp án A: 

\(AC\)

Đáp án B: 

 \(BD\)

Đáp án C: 

 \(SC\)

Đáp án D: 

 \(AD\)

Câu hỏi 24

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\). Góc giữa hai đường thẳng \(BA'\) và \(CD\) bằng

Phương pháp giải : 

Phương pháp: Để tính góc giữa \(BA'\)  và \(CD\), ta tính góc giữa \(BA'\)  và \(BA//CD\)

Lời giải chi tiết : 

Cách giải

Vì \(AB//CD\) nên \(\left( {BA';CD} \right) = \left( {BA';AB} \right) = \widehat {A'BA} = {45^o}\).

Chọn đáp án D

Đáp án A: 

 \({90^o}\) 

Đáp án B: 

 \({60^o}\)    

Đáp án C: 

 \({30^o}\) 

Đáp án D: 

  \({45^o}\)

Câu hỏi 25

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

 Cho tứ diện ABCD, M là trung điểm của AB, N là trung điểm của AC, P là trung điểm của AD. Đường thẳng MN song song với:

Phương pháp giải : 

Tính chất đường trung bình của tam giác.

Lời giải chi tiết : 

MN là đường trung bình của tam giác ABC nên MN // BC.

Chọn B.

Đáp án A: 

AB    

Đáp án B: 

BC 

Đáp án C: 

PC  

Đáp án D: 

BD

Câu hỏi 26

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

 Cho hai đường thẳng phân biệt không có điểm chung cùng nằm trên một mặt phẳng thì hai đường thẳng đó:        

Phương pháp giải : 

Dùng các kiến thức liên quan đến vị trí tương đối của hai đường thẳng: Hai đường thẳng có 3 vị trí tương đối là cắt nhau, song song hoặc chéo nhau.

Lời giải chi tiết : 

Hai đường thẳng không có điểm chung hoặc song song hoặc trùng nhau, mà chúng lại đồng phẳng nên hai đường thẳng đó song song (Vì hai đường thẳng chéo nhau không đồng phẳng).

Chọn A.

Đáp án A: 

 Song song  

Đáp án B: 

Chéo nhau        

Đáp án C: 

  Cắt nhau 

Đáp án D: 

Trùng nhau.

Câu hỏi 27

Đáp án đúng: 
Đáp án A
Câu hỏi: 

 Cho hình chóp S.ABCD, gọi M là trung điểm AB, mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) qua M song song với SB và AD. Hỏi thiết diện tạo bởi \(\left( \alpha  \right)\) và hình chóp S.ABCD là hình gì?

Phương pháp giải : 

Xác định thiết diện dựa vào các yếu tố song song.

Chứng minh thiết diện là hình thang mà không là hình bình hành.

Lời giải chi tiết : 

Trong (SAB) qua M kẻ MN // SB \(\left( N\in SA \right)\Rightarrow \left( \alpha  \right)\cap \left( SAB \right)=MN.\)

Trong (SAD) qua N kẻ NP // AD \(\left( P\in SD \right)\Rightarrow \left( \alpha  \right)\cap \left( SAD \right)=NP\)

Trong (ABCD) qua M kẻ MQ // AD \(\left( Q\in CD \right)\Rightarrow \left( \alpha  \right)\cap MQ.\)

\(\Rightarrow \left( \alpha  \right)\cap \left( SCD \right)=PQ.\)

Vậy thiết diện là hình thang MNPQ (NP // MQ // AD và \(MQ\ne NP\))

Chọn A.

Đáp án A: 

Hình thang     

Đáp án B: 

 Ngũ giác    

Đáp án C: 

 Hình bình hành    

Đáp án D: 

 Tứ giác.

Câu hỏi 28

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

 Cho hai đường thẳng a và b. Điều kiện nào sau đây đủ để kết luận a và b chéo nhau?

Phương pháp giải : 

Dùng các kiến thức liên quan đến vị trí tương đối của hai đường thẳng: Hai đường thẳng có 3 vị trí tương đối là cắt nhau, song song hoặc chéo nhau.

Lời giải chi tiết : 

A sai vì hai đường thẳng không có điểm chung hoặc song song hoặc chéo nhau.

B sai vì hai cạnh của 1 tứ diện có thể cắt nhau, chỉ hai cạnh đối mới chéo nhau.

C sai vì hai đường thẳng nằm trên hai mặt phẳng phân biệt có thể song song.

Chọn D.

Đáp án A: 

a và b không có điểm chung.

Đáp án B: 

  a và b là hai cạnh của một hình tứ diện.

Đáp án C: 

a và b nằm trên 2 mặt phẳng phân biệt.

Đáp án D: 

 a và b không cùng nằm trên bất kì mặt phẳng nào.

Câu hỏi 29

Đáp án đúng: 
Đáp án B
Câu hỏi: 

Cho tứ diện ABCD, M là trung điểm của AB, N là trung điểm của AC, P là trung điểm của AD. Đường thẳng MN song song với:

Phương pháp giải : 

Tính chất đường trung bình của tam giác.

Lời giải chi tiết : 

MN là đường trung bình của tam giác ABC nên MN // BC.

Chọn B.

Đáp án A: 

AB  

Đáp án B: 

BC  

Đáp án C: 

PC     

Đáp án D: 

BD

Câu hỏi 30

Đáp án đúng: 
Đáp án D
Câu hỏi: 

Cho hai đường thẳng a và b. Điều kiện nào sau đây đủ để kết luận a và b chéo nhau?

Phương pháp giải : 

Dùng các kiến thức liên quan đến vị trí tương đối của hai đường thẳng: Hai đường thẳng có 3 vị trí tương đối là cắt nhau, song song hoặc chéo nhau.

Lời giải chi tiết : 

A sai vì hai đường thẳng không có điểm chung hoặc song song hoặc chéo nhau.

B sai vì hai cạnh của 1 tứ diện có thể cắt nhau, chỉ hai cạnh đối mới chéo nhau.

C sai vì hai đường thẳng nằm trên hai mặt phẳng phân biệt có thể song song.

Chọn D.

Đáp án A: 

 a và b không có điểm chung.

Đáp án B: 

 a và b là hai cạnh của một hình tứ diện.

Đáp án C: 

a và b nằm trên 2 mặt phẳng phân biệt.

Đáp án D: 

a và b không cùng nằm trên bất kì mặt phẳng nào.


Bình luận