Nội dung và hình thức của văn bản văn học

Bài soạn văn ngắn gọn Nội dung và hình thức của văn bản văn học, Tuần 32, Soạn văn 10 ngắn gọn, tập 2
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.

- Một số VD về đề tài:

+ Đề tài của truyện Tấm Cám là xung đột giữa người tốt và người xấu, giữa Thiện và Ác.

+ Đề tài của truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) là cuộc sống và số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Câu 2 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Chủ đề là gì? Cho ví dụ.

- Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

- Ví dụ:

+ Chủ đề của Truyện Kiều (Nguyễn Du) là thực trạng xã hội vô nhân đạo và số phận con người sống trong xã hội ấy. Vấn đề tình yêu, nhân phẩm, công lí... cũng được Nguyễn Du đặt ra để lí giải

+ Chủ đề của tác phẩm Nam quốc sơn hà là niềm tự hào và khẳng định chủ quyền lãnh thổ…..

Câu 3 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Mối quan hệ giữa cảm hứng và tư tưởng trong văn bản văn học:

- Mối quan hệ giữa cảm hứng và tư tưởng của văn bản văn học: Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản, nó thể hiện những trạng thái cảm xúc, tâm hôn của văn bản. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc có thể cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm vào bên trong tác phẩm.

Câu 4 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Một văn bản văn học tốt về nội dung, đẹp về hình thức sẽ đáp ứng được những chức năng chủ yếu của văn học: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, giao tiếp...

- Sự hoà hợp giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ là phẩm chất của các tác phẩm văn học ưu tú.

Luyện tập câu 1 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

So sánh đê tài của hai văn bản văn học ”Tắt đèn" của Ngô Tất Tó và "Bước đường cùng" của Nguyễn Công Hoan.

Luyện tập câu 2 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Phân tích tư tưởng bài thơ “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm (xem bài thơ trong SGK trang 130).

Để diễn tả công lao khó nhọc của mẹ trong việc trồng cây, tác giả đã lấy hình ảnh quả bí, quả bầu để hình tượng hóa nỗi gian nan: Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn.

Từ chuyện trồng cây chuyển sang chuyện trồng người:

Và chúng tôi một thứ quả trên đời,

Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái.

Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi,

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 10 TẬP 1

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

Tuần 13

Tuần 14

Tuần 15

Tuần 16

Tuần 17

Tuần 18

SOẠN VĂN 10 TẬP 2

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35