Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Bài soạn ngắn gọn cho Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, Bài 16, Ngữ văn lớp 6 ngắn gọn, Tập 1

ND chính

Ca ngợi Thái y lệnh không những có tài chữa bệnh mà còn có tấm lòng nhân đức, đồng thời giáo dục lương tâm nghề nghiệp, lòng nhân ái, bản lĩnh, trí tuệ cho mỗi chúng ta.

Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “người đương thời trọng vọng”): Giới thiệu Thái y lệnh Phạm Bân.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “thật xứng với lòng ta mong mỏi.”): Y đức của Thái y lệnh.

- Đoạn 3 (Còn lại): Hạnh phúc chân chính của bậc lương y.

 

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu 1 (trang 164 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. Từ đó:

a. Trả lời các câu hỏi sau:

- Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm:

+, Đem hết của cải ra mua thuốc, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn, vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ.

+, Không quản ngại những người bệnh có dầm dề máu mủ.

+, Cứu sống hơn ngàn người trong năm đói kém.

+, Đi chữa bệnh cho dân thường trước rồi mới chữa đến vua.

- Vị Thái y lệnh là người: hết lòng vì người bệnh, lương y như từ mẫu.

Câu 2 (trang 165 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

* Trước cách xử sự của vị Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thế nào? Qua đó, nhân cách của    Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?

   Nhà vua lúc đầu tức giận nhưng sau khi nghe Thái y lệnh nói rõ đầu đuôi câu chuyện thì đã hết giận và ca ngợi  Thái y lệnh. Điều đó chứng tỏ răng Trần Anh Vương là một ông vua thương dân, có lòng nhân đức.

Câu 3 (trang 165 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

Qua câu chuyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?

   Người làm thầy thuốc cần phải trước hết cần trau dồi kiến thức, giữ gìn và luôn luôn phải giữ lương tâm nghề nghiệp trong sáng như từ mẫu, không được bên trọng bên khinh, bên cứu giúp, bên thờ ơ. Ngoài ra, phải hiểu rộng, biết nhiều, tu luyện chuyên môn cho giỏi. Vì nghề y là nghề chữa bệnh cứu người.

Câu 4 (trang 165 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

So sánh nội dung y đức được thể hiện ở văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” với văn bản kể về Tuệ Tĩnh.

   Cả 2 văn bản đều biểu dương y đức cao đẹp của người thầy thuốc trước những quyền lực của xã hội.

   Tuy nhiên, so với truyện về Tuệ Tĩnh thì truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”  nội dung y đức được kể cụ thể và phong phú, sâu sắc hơn.

Luyện tập câu 1 (trang 165 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

* Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là: giỏi trong nghề nghiệp vừa phải có tâm, có lòng nhân đức.

* Nội dung trên giống với lời thề của Hi-pô-cờ-rát: vì cả hai đều đề cao y đức, đều muốn cứu giúp, chữa trị bệnh cho mọi người và đặc biệt là người nghèo.

Luyện tập câu 2 (trang 165 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

- Cách dịch đầu tiên “thầy thuốc giỏi ở tấm lòng” đúng nhưng chưa đủ. Nếu thầy thuốc chỉ có lòng tốt mà không giỏi nghề thì có khi giết oan người mất.

- Cách dịch còn lại “thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”  chú trọng đến y đức nhưng chú trọng cả chuyên môn. Người thầy thuốc chân chính là phải giỏi chuyện môn và luôn có tấm  lòng nhân ái.

⟹ Cách dịch thứ 2 chính xác, đầy đủ hơn.


Giải các môn học khác

Bình luận

SOẠN VĂN 6 TẬP 1

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7

Bài 8

Bài 9

Bài 10

Bài 11

Bài 12

Bài 13

Bài 14

Bài 15

Bài 16

Bài 17

  • Soạn bài Ôn tập Tiếng Việt
  • Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập làm văn)

SOẠN VĂN 6 TẬP 2

Bài 18

Bài 19

Bài 20

Bài 21

Bài 22

Bài 23

Bài 24

Bài 25

Bài 26

Bài 27

Bài 28

Bài 29

Bài 30

Bài 31

Bài 32

Bài 33

Bài 34

  • Tổng kết phần Tiếng Việt