Thuyết minh về một nét văn hóa - Ngữ văn lớp 8 (Văn mẫu 8)

Xemloigiai.net giới thiệu tổng hợp các bài văn thuyết minh về một nét văn hóa, Ngữ văn lớp 8 (Văn mẫu 8)
Bài Tập / Bài Soạn: 

Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều,...)

Chiếc nón có từ bao giờ? Mỗi lần thấy bà, thấy mẹ đội nón, tôi cứ bâng khuâng về câu hỏi ấy.

       Cái nón quê kiểng bình dị thật ưa nhìn. Xương nón làm bằng tre, nứa, được vót tròn óng chuốt, được kết thành những vòng tòn có đường kính khác nhau theo khuôn nón. Cái chóp nón lúc nào cũng hướng về trời cao. Lá lợp nón là sản phẩm của núi rừng. Việt Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn, Tây Nguyên, u Minh... là nguồn vô tận về lá nón. Lá cọ, lá kè cũng để làm nón. Chiếc nón mới làm ra lại được quết một lớp mỏng dầu rái (thảo mộc), óng ánh, vừa bền vừa đẹp.

Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam

  Chiếc áo dài là biểu tượng tuyệt đẹp của nền văn hoá dân tộc, là niềm tự hào của con người Việt Nam chúng ta.

        Áo dài ra đời từ rất lâu, nó đã trải qua các thời kì cải biến để đạt đến độ thẩm mĩ như ngày nay. Kiểu sơ khai là áo giao lành, được người phụ nữ mặc phủ ngoài yếm đào, váy lụa đen, thắt lưng buông thả. Nhưng để tiện cho việc làm ăn, việc đồng áng, áo giao lành được thu gọn thành áo tứ thân. Sau đó, nó được biến thành áo ngũ thân để các cô, các bà mặc trong lễ hội mùa xuân.

Giới thiệu một di chỉ văn hoá lâu đời trên vùng quê của đất nước

Người Bắc Giang có bao phẩm chất đáng quý. Cảnh Bắc Giang với hình ảnh con sông Thương, sông Lục Nam, những đồi vải thiều đỏ rực ở vùng Việt Yên, Lục Ngạn,... đã từng để lại trong tâm hồn tôi nhiều ấn tượng đẹp, sâu sắc.

                  Tượng đá và sự phế hưng trên vùng quê Kinh Bắc

Trên những nẻo đường Phủ Lạng Thương, một lão du kích - thương binh đọc cho tôi nghe bài ca dao:

                           “Bắc Giang nổi tiếng anh hùng,

                        Đàn bà vác kiếm đi lùng giặc Tây.

Giới thiệu một loại hoa đặc sản của một miền quê trên đất nước ta Sen bách diệp Hồ Tây

Ở nước ta, từ Bắc chí Nam, nơi nào chẳng có nhiều sen đẹp và thơm như Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Huế, Đồng Tháp Mười, v.v... Nhưng chỉ ở Hồ Tây, Thăng Long, mới có giống sen rất hiếm và quý, đó là sen bách diệp;

         Tương truyền, gần 300 năm về trước, nguyên phi Đặng Thị Huệ đã nhiều lần cùng chúa Trịnh Sâm du thuyền ngự trên Hồ Tây, hái hoa sen bách diệp.

         Bài ca dao sau đây ai còn nhớ?

                             “Rủ nhau ra tắm hồ sen,

         Nước xanh bông trắng hương chen quyện mình,

Thuyết minh một nhạc cụ dân tộc và một điệu ca dân tộc gắn liền với lễ hội, phong tục dân gian

Các bà then với bài hát và tiếng đàn tính là hình ảnh vô cùng quan trọng trong sinh hoạt tâm linh cộng đồng của các dân tộc Tày, Nùng,...ở Cao Bằng, Lạng Sơn ...đặc biệt vào các lễ hội truyền thống trước và sau Tết âm lịch.

Lời hát then và cây đàn then trên vùng Cao - Lạng

Các bà then với bài hát và tiếng đàn tính là hình ảnh vô cùng quan trọng trong sinh hoạt tâm linh cộng đồng của các dân tộc Tày, Nùng,...ở Cao Bằng, Lạng Sơn ...đặc biệt vào các lễ hội truyền thống trước và sau Tết âm lịch.

Giới thiệu một địa chỉ giàu truyền thống văn hóa và anh hùng

Tục ngữ có câu: “Thứ nhất Củ Chi, thứ nhì Gò Nổi”. Củ Chi thuộc tỉnh Gia Định ngày xưa; Gò Nổi thuộc tỉnh Quảng Nam. Đó là hai miền quê lắm anh hùng hào kiệt xưa nay.

Địa linh nhân kiệt: Làng Bảo An - Gò Nổi

Tục ngữ có câu: “Thứ nhất Củ Chi, thứ nhì Gò Nổi”. Củ Chi thuộc tỉnh Gia Định ngày xưa; Gò Nổi thuộc tỉnh Quảng Nam. Đó là hai miền quê lắm anh hùng hào kiệt xưa nay.

Tên cũ của Bảo An là Phi Phú, thuộc tổng Đa Hoà, huyện Diên Khánh, phủ Điện Bào. Nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Giới thiệu một địa chỉ giàu truyền thống văn hoá, khoa cử

Ở Bắc Ninh, làng Kim Đôi thuộc huyện Quế Võ có 25 Tiến sĩ; làng Tam Sơn có 17 Tiến sĩ, trong đó có 2 Trạng nguyên, 1 Bảng nhãn, một Thám hoa.

Đất văn vật: Làng Tam Sơn tỉnh Bắc Ninh

Làng Tam Sơn thuộc huyện Bắc Ninh nổi tiếng thiên hạ là đất văn vật. Ca dao còn lưu truyền:

                     “Tam Sơn là đất ba gò,

                Của trời vô tận, một kho nhân tài".

Thuyết minh về một sự vật có giá trị lịch sử và văn hoá

Chùa Cổ Lễ (tên chữ Thần Quang tự) nổi tiếng bởi nhiều công trình kiến trúc đẹp, toạ lạc tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Đại hồng chung lớn nhất

Chùa Cổ Lễ (tên chữ Thần Quang tự) nổi tiếng bởi nhiều công trình kiến trúc đẹp, toạ lạc tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Chùa do Cao tăng Minh Không tạo dựng từ thế kỉ XII. Đầu thế kỉ XX, nhiều công trình bề thế mang giá trị nghệ thuật cao đã được xây dựng tạo nên cảnh quan vừa thâm nghiêm vừa trữ tình cho ngôi chùa.

Thuyết minh một sự vật về văn hóa, lịch sử

Phật giáo Việt Nam phát sinh và phát triển qua hàng ngàn năm. Đến thời Lý, trong thế kỉ XI, Phật giáo đã trở thành Quốc giáo của Đại Việt.

Một số kỉ lục tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam

Phật giáo Việt Nam phát sinh và phát triển qua hàng ngàn năm. Đến thời Lý, trong thế kỉ XI, Phật giáo đã trở thành Quốc giáo của Đại Việt.

Chùa chiền, tháp, chuông đổng, bia đá... của Phật giáo gắn liền với nền văn hoá lâu đời của Đại Việt. Hiện nay, trên miền Bắc nước ta còn lưu giữ một số di tích - kỉ lục tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam.

Thuyết minh về cốm làng vòng, Ngữ văn 8

Dàn ý

I. MỞ BÀI

-     Cốm Vòng - một thức quà thanh nhã và tinh khiết.

-     Một món án đượm hồn làng quê, dân dã và bình dị.

II. THÂN BÀI

1. Chuẩn bị và cách làm

-     Cốm nguyên là cái hạt non của ‘‘thóc nếp hoa vàng”.

-    Người làng Vòng đi ngắt lúa về và nội trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ phải  bắt tay vào việc chế hóa hạt thóc ra thành cốm.

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

   Một hình ảnh đẹp về con người Việt Nam đó là phong tục, là ẩm thực, là lý tưởng hòa bình. Không ai có thể quên được chiếc bánh chưng xanh, cánh đồng lúa chín, tà áo dài Việt và cả chiếc nón lá. 

Thuyết minh về một sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc ( tranh Đông Hồ )

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: tranh Đông Hồ.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc, xuất xứ

-     Làng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

-     Căn cứ vào các gia phả trong làng thì muộn nhất là vào đời Lê, tức là cách đây khoảng 500 năm.

Thuyết minh về một sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc ( nón lá làng chuông )

Cùng với tà áo dài thướt tha giúp tô điểm thêm nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam chính là chiếc nón lá.

 

Dàn ý

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về đối tượng cần thuyết minh – chiếc nón lá Việt Nam

2. Thân bài

a, Nguồn gốc và lịch sử ra đời của nón lá

– Hình ảnh của chiếc nón lá đã xuất hiện từ rất sớm, vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên, trên mặt trống đồng Ngọc Lũ và trên những thạp đồng Đào Thịnh.

Thuyết minh về một sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc (chiếu cói Việt Nam)

Cái chiếu là một vật dụng giản dị nhưng chứa đựng ý nghĩa lớn lao.

     Nga Sơn là vùng đất nằm sát biển, cách thành phố Thanh Hoá 40km về hướng Ðông Bắc. Với 8 xã nằm dọc bờ biển là một vùng triều mầu mỡ, ngoài trồng sú vẹt, mảnh đất này chỉ trồng được một loại cây duy nhất là cói, dệt nên chiếu Nga Sơn - niềm kiêu hãnh của vùng quê này.

Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng

Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông

Thuyết minh về một sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc ( Áo dài )

Áo dài là biểu tượng của Việt Nam, thường được sử dụng trong những ngày lễ lớn, long trọng. Chiếc áo dài toát lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, hiền hậu trong sáng.

 

Dàn ý

1. Mở bài

- Nêu lên đối tượng thuyết minh: Chiếc áo dài Việt Nam

2. Thân bài

a. Nguồn gốc, xuất xứ

Thyết minh về một trò chơi hoặc một món đồ chơi của thiếu nhi ( chong chóng )

Các em làm chiếc chong chóng này bằng một que tre mỏng như chiếc đóm. bề ngang độ gần một phân và bề dài chừng 20 phân.

 

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu về đồ chơi dân gian: chong chóng là một thứ đồ chơi hết sức gần gũi với thiếu nhi.

2. Thân bài

a. Cấu tạo và cách làm

*Chong chóng hai cánh

-     Que tre mỏng, bề ngang độ gần một phân và bề dài chừng 20 phân.

Thuyết minh về một trò chơi hoặc một món đồ chơi của thiếu nhi ( thả diều )

Diều không chỉ là một trò chơi trẻ con, người lớn cũng chơi diều. Thả diều thi còn là một trong những trò chơi thú vị tại hội hè đình đám.

 

Dàn ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Thả diều là trò chơi dân gian có từ lâu đời

- Trò chơi thả diều rất vui và hấp dẫn, nhất là đối với trẻ em ở nông thôn.

2. Thân bài:

a. Hình dáng: rất phong phú (hình chim, cá, bướm, chuồn chuồn,…)

b. Cấu tạo

Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam ( giỗ tổ Hùng Vương )

Tại đền thờ chính ở Phú Thọ ngày giỗ tổ rất đông vui, dân chúng các nơi trên toàn quốc đổ về (kể cả các em tráng nhi cũng được đi theo).

 

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu về lễ giỗ Tổ.

- Là một nét đẹp của truyền thống người Việt.

2. Thân bài

a. Thời gian, địa điểm

- Tại đền thờ chính ở Phú Thọ.

- Ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.

b. Diễn biến buổi lễ

- Trong thời gian Hội có rước sách và các buổi tế lễ. 

Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống ở Việt Nam ( Hội Chùa Hương )

Chùa Hương Tích là một danh lam thắng cảnh miền Bắc Việt Nam thuộc làng Yên Vỹ, phủ Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông.

 

Dàn ý

1. Mở bài

Chùa Hương Tích là một danh lam thắng cảnh miền Bắc Việt Nam thuộc làng Yên Vỹ, phu Mỳ Đức, tỉnh Hà Đông.

2. Thân bài

a. Thời gian

-      Vào tháng hai âm lịch có Hội chùa Hương, hội mở vào trung tuần tháng giêng tới hết trung tuần tháng hai âm lịch..

b. Đặc điểm

Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa ở Việt Nam ( lễ Gíáng Sinh )

Ngoài những ngày lễ quan trọng trong năm, thì có một lễ mà mọi người rất trông mong đó là lễ Gíang Sinh.

 

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: lễ Giáng Sinh.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc xuất xứ

- Du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc, trẻ em Việt Nam đã rất quen thuộc với lễ hội này.

- Đây là lễ mừng Chúa giáng sinh xuống trần gian để cứu rỗi cho loài người của Thiên Chúa.

Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam ( Lễ hóa vàng )

Câu 1

1. Mở bài

- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: lễ hóa vàng của người Việt.

2. Thân bài

a. Thời gian, địa điểm

-     Thường diễn ra vào mùng 3 đến mùng 10 Tết.

-     Tại các nghĩa trang địa phương.

b. Lễ vật

- Nhang, hoa, ngũ quả,

- Trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo

- Mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.

c. Diễn biến buổi lễ

Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam (Tết Nguyên Tiêu )

Ngày rằm tháng giêng âm lịch là Tết Nguyên Tiêu một trong những ngày tết truyền thống, cũng là ngày cuối trong cả dịp Tết Xuân.

 

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Ngày rằm tháng giêng âm lịch là Tết Nguyên Tiêu một trong những ngày tết truyền thống, cũng là ngày cuối trong cả dịp Tết Xuân.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc, xuất xứ

Thuyết minh về ngày tết của người Kinh ở Việt Nam

Ngày Tết là ngày thiêng liêng nhất đối với dân tộc Việt Nam. Ngày Tết bắt một năm và đây cũng là tiết lễ đầu tiên của năm, với tất cả mọi cảnh vật hầu như đều mới mẻ để đón xuân sang.

BÀI VĂN 2

Ngày Tết là ngày thiêng liêng nhất đối với dân tộc Việt Nam. Ngày Tết bắt một năm và đây cũng là tiết lễ đầu tiên của năm, với tất cả mọi cảnh vật hầu như đều mới mẻ để đón xuân sang.

Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam ( tết trung thu )

Tết Trung thu là một cái Tết đặc biệt dành cho thiếu nhi. Đây cũng là dịp để mọi người trong gia đình sum họp, trò chuyện,...

 

Dàn ý

1. Mở bài: giới thiệu yêu cầu đề bài: thuyết minh về lễ hội quan trọng tết trung thu.

– Cứ đến 15 tháng 8 âm lịch, khắp nơi rộn ràng trong tiếng trống, tiếng trẻ em nô đùa trong không khí trăng rằm.

– Tết trung thu ngày lễ thiếu nhi của nhiều quốc gia châu Á.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc Tết Trung thu

Thuyết minh về một nét đẹp văn hoá truyền thống của Việt Nam (tết của người Kinh )

Tết Nguyên Đán là thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Đây cũng là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội: giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý và tình nghĩa xóm làng...

 

Dàn ý

I. Mở bài:

- Giới thiệu về ngày tết

- Là ngày lễ quan trọng nhất của người Việt.

II. Thân bài: thuyết minh về ba ngày tết

1. Nguồn gốc ngày tết:

Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam (Lễ Hội Gióng )

Hội làng Phù Đổng hàng năm diễn ra ngày 9 tháng Tư âm lịch.

 

Câu 1

1. Mở bài

- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: lễ hội Gióng

-     Một lễ hội tôn giáo của làng Phù Đổng.

-     Nét đẹp truyền thống của người dân nước Nam.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc, xuất xứ

-     Xuất phát từ truyền thuyết Thánh Gióng.

b. Thời gian

-     Hội làng Phù Đổng hàng năm diễn ra ngày 9 tháng Tư âm lịch.

Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam ( lễ Vu Lan )

Còn cha còn mẹ, có lẽ đó là điều hạnh phúc lớn lao của mỗi con người.Ngày lễ Vu Lan như một lời nhắc nhở đối với những người con.

 

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: ngày lễ Vu Lan.

2. Thân bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ

-     Xuất phát từ truyền thuyết bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ mình khỏi kiếp ngạ quỷ.

Thuyết minh về chiếc áo dài_bài 1

     Áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Áo dài mang lại nét đẹp duyên dáng, đằm thắm làm say lòng người của người phụ nữ Việt. Bởi vậy đã có biết bao nhà thơ, nhà văn hết lời ca ngợi:

“Có phải em mang trên áo bay

Hai phần gió thổi một phần mây

Hay là em gói mây trong áo

Rồi thở cho làn áo trắng bay”

(Tương tư – Nguyên Bá)

Giới thiệu một nét đẹp văn hoá của quê hương em

Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình.

Là một vùng đất trẻ, Cà Mau quê em mới chỉ được khai phá từ những thập niên cuối thế kỷ XVIII. Miền đất này được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những điều kiện mà nhiều nơi khác không có được: ba mặt tiếp giáp biển (tổng cộng là 250km) và một hệ thống sông rạch chằng chịt (chiều dài tổng cộng hơn 7000km). Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình này.

Giới thiệu về một nét văn hoá truyền thống: Dân ca quan họ

Dân ca quan họ quả là một tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, nó cần được tiếp tục nuôi dưỡng, trân trọng gìn giữ và lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau, ở trong nước và cho cả cộng đồng Việt Nam hải ngoại

Trong dòng văn hoá và nghệ thuật âm nhạc dân gian chảy từ ngàn xưa, giữa sự đa dạng và đa diện của các dòng dân ca: chèo của Thái Bình, Nam Định, chèo tàu của Hà Tây, hát dặm Nghệ An, Hà Tĩnh, ca trù, ca Huế, dân ca Nam Bộ... vẫn lấp lánh một dòng dân ca riêng biệt, đặc sắc và độc đáo, tựa như:

Cây trúc xinh tang tình là cây trúc mọc...

Giới thiệu một di tích lịch sử văn hoá của thủ đô Hà Nội

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích tiêu biểu, ghi nhận những thành tựu văn hoá của Đại Việt đã nghìn năm của Thăng Long cố đô.

      Thủ đô Hà Nội có rất nhiều di tích lịch sử. Trong đó Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích tiêu biểu, ghi nhận những thành tựu văn hoá của Đại Việt đã ngót nghìn năm của Thăng Long cố đô.

Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam

Chiếc nón lá Việt Nam là một công cụ che nắng, che mưa, làm quạt, khi còn để che giấu gương mặt, nụ cười hay tạo thêm nét duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.

"Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ

Tà áo dài trắng nhẹ nhàng bay

Nón bài thơ e lệ trong tay

Thầm bước lặng, những khi trời dịu nắng"

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.

     Nhắc đến trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam chúng ta người ta nghĩ ngay đến tà áo dài, áo dài thường được sử dụng ở các ngày lễ lớn, tà áo dài thướt tha, kín đáo nhiều màu sắc làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều dịu dàng của người con gái Việt Nam, đã từ lâu áo dài được coi là trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam.

Thuyết minh về chiếc nón lá

“Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”

(Bài thơ đan nón – Nguyễn Khoa Điềm)

       Đã từ lâu chiếc nón lá đã đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam và trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ, cùng với tà áo dài bay trong gió đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.

Em hãy viết bài văn thuyết minh về trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam: “Chiếc áo dài”

Chiếc áo dài trở thành biểu tượng cho trang phục của người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Áo dài đã có lịch sử tồn tại lâu đời. Qua nhiều thay đổi, chiếc áo truyền thống đã trở thành chiếc ái dài tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Nón lá Việt Nam.

 Không chỉ làm vật dụng che nắng che nưa, chiếc nón lá Việt Nam tự nhiên như thế đã đi vào huyền thoại như một nét đẹp văn hoá, mang tâm hồn quê hương dân tộc, gợi cảm hứng cho thi ca.

        Nón quai thao, nón lá Việt Nam, chiếc nón quen thuộc thay thế cho những chiếc mũ, ô che nắng che mưa duyên dáng và tiện lợi trở thành vật duyên đáng yêu luôn gắn bó với con người Việt Nam.

Thuyết minh về nón lá của người phụ nữ Việt Nam

   "Có tìm hiểu dĩ vãng của chính mình thì mới quý nó được và có quý trọng dĩ vãng thì mới tìm được hướng đi cho tương lai.” Đó là lời của cố học giả Nguyễn Hiền Lê mà tôi muốn gửi đến bạn đọc và những ai quan tâm đến việc bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc của người Việt nam ta.

Thuyết minh về nón lá

  Chiếc nón lá là người bạn thủy chung, gần gũi của người phụ nữ Việt Nam . Chiếc nón đã được chạm khắc trên những cổ vật như trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào 2500-3000 năm về trước.

       Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón cũng có nhiều biến đổi về kiểu dáng và chất liệu. Lúc đầu khi chưa có dụng cụ để khâu thắt, nón được tết đan. Còn loại nón khâu như ngày nay xuất hiện phải nhờ đến sự ra đời của chiếc kim, tức là vào thời kỳ người ta chế luyện được sắt (khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên).

Thuyết minh về chiếc nón lá_bài 3

  Nón lá có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khỏang 2500-3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng cho người con gái Việt Nam và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương. Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử và tuy có nhiều chủng lọai nhưng phổ biến nhất vẫn là nón lá. Phải nói rằng người Việt Nam ta từ nông thôn đến thành thị đều từng dùng nón lá nhưng có mấy ai quan tâm đến nón có bao nhiêu vành, đường kính rộng bao nhiêu?

Viết bài thuyết minh giới thiệu một lễ hội đặc sắc ở quê em

 Lễ hội là tín ngưỡng văn hoá của mỗi dân tộc. Hầu như làng, xã nào cũng có lễ hội được tổ chức vào đầu xuân. Mọi người dân Thuận Thành, Bắc Ninh thường có câu ca:

Dù ai buôn đâu, bán đâu

 Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về

 Dù ai buôn bán trăm nghề

Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.

      Câu ca dao như một lời nhắc nhở các tín đồ phật giáo hãy nhớ về hội Dâu được tổ chức vào đầu xuân hàng năm.


Giải các môn học khác

Bình luận

Các dạng đề về tác phẩm văn học

Văn tự sự

Nghị luận xã hội

Văn thuyết minh

Các bài tập làm văn

  • Viết bài tập làm văn số 1
  • Viết bài tập làm văn số 2
  • Viết bài tập làm văn số 3
  • Viết bài tập làm văn số 5
  • Viết bài tập làm văn số 6
  • Viết bài tập làm văn số 7