Tổng hợp các bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý - Ngữ văn lớp 8 (Văn mẫu 8)

Xemloigiai.net giới thiệu tổng hợp các bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý, Ngữ văn lớp 8 (Văn mẫu 8)
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?

Dàn ý

I. Mở bài

– Giới thiệu: Sách là một người bạn thân thiết của con người, giúp ta tiếp thu tri thức của nhân loại.

– Dẫn dắt câu nói cùa M.Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nỏ là nguồn kiến thức, chi cỏ kiến thức mới là con đường sống"

II. Thân bài

1. Giải thích: 

–  Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại.

Bình luận câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

Dàn ý

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khái quát nhận định cá nhân về câu nói (đúng, ý nghĩa, sâu sắc,...).

II. THÂN BÀI

Giải thích ý nghĩa câu nói:

Câu nói của M.Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống ” gợi cho em những suy nghĩ gì?

Sách là một người bạn thân thiết của con người, giúp ta tiếp thu tri thức của nhân loại. Câu nói của M.Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống

Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề "Tranh giành và nhường nhịn”

Tranh giành và nhường nhịn là hai trong số những tính cách của con người. Đó là mặt tốt và mặt chưa tốt. Vậy tranh giành và nhường nhịn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta ?

 

Dàn ý

1. Mở bài

- Tranh giành và nhường nhịn là hai trong số những tính cách của con người. Đó là mặt tốt và mặt chưa tốt.

- Vậy tranh giành và nhường nhịn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta ?

2. Thân bài

a. Giải thích: 

Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân ”

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ mà ông bà ta để lại có một câu thể hiện nội dung là tình thương yêu giữa con người và con người với nhau. Câu tục ngữ ấy chính là: “Thương người như thể thương thân”

Nhà thơ Tố Hữu có một câu thơ rất hay đã được phổ nhạc: “ôi! Sống đẹp là gì hỡi bạn” Câu hát này có ý nghĩa hay, gợi cho ta rất nhiều suy nghĩ về vấn đề sống đẹp trong xã hội ngày nay. Hãy nêu những cảm nhận của em về câu thơ ấy.

Dàn ý

1. Mở bài

- Dẫn dắt vào vấn đề: lựa chọn lối sống là vấn đề khó khăn đối với nhiều bạn trẻ.

- Giải thích mục đích, ý nghĩa câu thơ: là sự băn khoăn, trăn trở về một lẽ sống đẹp, đó là câu hỏi cả nhiều người không riêng gì nhà thơ Tố Hữu.

2. Thân bài

a. Sống đẹp là như thế nào

- Sống đẹp là sống thật con người mình, sống là mình một cách chân thành, sống không trái với lương tâm của một con người.

Nghị luận Vấn đề “Được” – “Mất” trong xã hội

  Thiên địa nhân hòa. Hãy thử tưởng tượng một cuộc sống mà ta luôn đón nhận được những điều ta mong muốn hay một cuộc sống mà ta luôn đánh mất những hoài bão, ước mơ của mình, thì lúc đó, cái xã hội này sẽ như thế nào. Mọi thứ trong cuộc sống đều tương quan, đều dung hòa với nhau. Chính vì thế, đôi khi được cũng không phải là hay và đôi khi mất cũng không phải là thiệt thòi. Nói đến được – mất có lẽ nhiếu người sẽ nghĩ về sự đối lập toàn diện của hai khái niệm này. “Được” tức là có những gì mình mong muốn và “mất” là lúc những điều mong muốn không còn.

Nghị luận xã hội:Thương người như thể thương thân

Thương thân là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, khi lạnh không có áo mặc, khi ốm đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc… lúc đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân của mình. Thương người là thương xót mọi người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn.

Nghị luận xã hội ‘Lá lành đùm lá rách’

  Thực tế lịch sử đã cho thấy trong bốn ngàn năm sống còn trên dải đất bên bờ biển Đông đầy sóng gió này, dân tộc Việt Nam chúng ta đã từng gánh chịu biết bao là thiên tai, dịch họa vô cùng ác liệt. Phép lạ nào đã giúp tổ tiên chúng ta vượt qua được mọi khó khăn, điêu đứng ấy để đứng vững cùng bè bạn năm châu? Phải chăng là ở sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau? Phải chăng là nhờ nhân dân ta đã thực hiện đúng như câu tục ngữ mà từ bao đời nay cha ông ta đã truyền đời: “Lá lành đùm lá

Nhiều người còn chưa hiểu rõ thế nào là học đi đôi với hành.Viết một bài vân nghị luận để giải đáp thắc mắc nêu trên.

Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta.

      Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lý ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lý ấy, chân lý ấy.

Em có suy nghĩ gi về câu M.Gorki từng nói: Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới.

Sách là kiến thức, đọc sách là một cách bồi dưỡng kiến thức, một thú vui tinh thần, một việc mà ta nên làm.

      Nhắc đến M. Gorki ta không chỉ nhắc đến sự vĩ đại của một nhà văn hiện thực xã hội Chủ nghĩa mà còn nhớ đến một tấm gương sáng chói trong việc tự học thành tài. Trên con đường tự học đầy gian khổ của nhà văn, sách là người bạn lớn thân thiết và gắn bó. Nhà văn từng nói: "Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới". Câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa sâu xa.

Em hiểu gì về câu nói: Trên đường thành công không có dấu chân của người kẻ lười biếng (Lỗ Tấn)

Câu nói Trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng là một bài học, kinh nghiệm sống cho chúng ta: Cần cù, chăm chỉ, không lười biếng thì sẽ đạt tới thành công.

      Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ, cũng chẳng ai đạt được thành công mà không phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt". Sự cần cù chịu khó luôn là yếu tố chính dẫn đến thành công. Nhà văn lớn người Trung Quốc Lỗ Tấn từng nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng".

Em có suy nghĩ gì về việc học tập của học sinh thời nay

Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình

      Công việc học tập đang từng ngày được xã hội hoá, nhà nhà học tập, người người học tập. Nhưng đến với công việc này, mỗi người có một cách thức học tập, một mục đích học tập khác nhau. Vậy cần nhìn nhận vấn đề học tập ngày nay như thế nào?

Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống. Em hãy viết một đoạn văn theo kiểu quy nạp

 Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Từ xưa, cha ông ta đã lưu lại những hiểu biết phong phú về mọi mặt đời sống xã hội và muôn hình vạn trạng thái vận động của tự nhiên. Và như vậy, sách cung cấp cho ta những tri thức về hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Nhờ đó, khi tiếp xúc với sách, con người có cơ hội tiếp xúc với toàn bộ kho tàng văn hoá của văn minh nhân loại. Đọc sách, ta biết về những gì đã xảy ra trong lịch sử loài người.

Lấy chủ đề: Tự học mang lại nhiều ích lợi to lớn. Em hãy viết một đoạn văn bày tỏ những suy nghĩ của mình về vấn đề này

Tự học bạn sẽ có khả năng tập trung cao hơn, không bị phân tán vì ngoại cảnh lớp học, những câu chuyện của bạn bè,... Qua đó, bạn có điều kiện theo đuổi những mục đích học tập của mình và hoàn thành đúng kế hoạch.

Chứng minh văn học của dân lộc luôn ca ngợi những ai biết thương người như thế thương thân và nghiêm khắc phê phán những kẻ thở ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn

Văn học là nhân học, gắn văn học với chức năng giáo dục tư tưởng thẩm mĩ, trong mỗi tác phẩm văn chương ở nhà trường, ta đều cảm nhận tinh thần nhân ái của con người Việt Nam

 

Dàn ý

1. Mở bài

– Vẻ đẹp của văn chương là hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương.

– Vậy nên, văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.

2. Thân bài

Nêu suy nghĩ của em về tình yêu đất nước.

Yêu nước là yêu chính người thân trong gia đình mình, yêu bố mẹ, anh chị,... yêu cái cây trước cửa, yêu con đường đến trường...

Viết bài văn nêu cảm nghĩ của bạn nhân sự kiện Thăng Long - Hà Nội sắp tròn 1000 năm tuổi

Tháng 10 năm 2010, Thăng Long - Hà Nội tròn 1000 năm tuổi. Lòng người nao nức, khao khát thời đại mình sẽ đi vào lịch sử để đất kinh kì có một năm mừng tuổi huy hoàng.

Em hãy viết đoạn văn nghị luận về đề tài: Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người

   Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình.

Bác Hồ từng viết: Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang

Lời dạy của Bác là niềm tin của đất nước, là sứ mệnh lịch sử vé vang dân tộc giao phó cho tuổi trẻ chúng ta. Học tập tốt, học tập không ngừng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn tới đỉnh cao của khoa học để xây dựng đất nước, sánh vai cùng các cường quốc năm châu là vinh dự, là trách nhiệm to lớn của tuổi trẻ chúng ta.

 

Dàn ý

Hãy nêu lên những suy nghĩ của em về câu nói sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh: ... "Non sông

Hãy nêu lên những suy nghĩ của em về câu nói sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh: ... "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu".

        Bác Hồ kính yêu đã dành cho thế hệ trẻ Việt Nam bao tình cảm thiết tha sâu nặng. "Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh?". Tình yêu đằm thắm ấy được biểu hiện qua nhiều bức thư Bác gửi các cháu nhân ngày khai trường hoặc Tết trung thu:

Nghị luận xã hội ‘Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’

Một lời nói thiếu suy nghĩ được sánh ví như đổ thêm dầu vào lửa, làm bừng lên sự tức giận, thiêu huỷ hết tình ruột thịt cũng như tình nghĩa anh em.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý

I. MỞ BÀI

Câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân

Nhân ái là đạo lí cao đẹp của đất nước và con người Việt Nam xưa và nay. Thương mình và thương người, tình cảm cao quý ấy được kết tinh và hội- tụ trong một câu tục ngữ sáu chữ rất cô đúc mà lấp lánh gợi cảm:

 

Dàn ý

I. Mở bài

- Trong kho tàng ca dao, tục ngữ mà ông bà ta để lại có một câu thể hiện nội dung là tình thương yêu giữa con người và con người với nhau.

- Câu tục ngữ ấy chính là: “Thương người như thể thương thân”.

II. Thân bài

Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân

  Trong cuộc sống, thứ quý nhất không phải là vật chất xa hoa hay tiền đồ danh lợi mà nó xuất phát từ trong bản thân con người. Tình yêu thương, đó chính là món quà cao quý mà con người sẽ không thể sống nếu thiếu nó.

Hãy bình luận câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân.

Như vậy, lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì ta phải yêu thương mọi người như thế; bởi lẽ bản thân là quan trọng, là cái quý giá nhất, cái mà luôn luôn được mọi người lo lắng, chăm sóc và vun vén. Nếu như người khác không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ họ như thương yêu chính bản thân mình.

Hãy bình luận câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân.

Như vậy, lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì ta phải yêu thương mọi người như thế; bởi lẽ bản thân là quan trọng, là cái quý giá nhất, cái mà luôn luôn được mọi người lo lắng, chăm sóc và vun vén. Nếu như người khác không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ họ như thương yêu chính bản thân mình.

Hãy bình luận câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách.

Câu tục ngữ nêu lên một triết lý sống đẹp: người với người là bạn nên ai cũng phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Con người chỉ đẹp khi sống giàu tình thương. Xã hội không chỉ đẹp vì sự giàu sang vật chất mà còn vì văn minh, nhân ái.

Suy nghĩ về câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách (bài 2).

Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng.

Bình luận câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách

Lao động tình thương, lẽ phải là vẻ đẹp tính cách của con người Việt Nam. Đặc biệt, tình thương là biểu hiện cao quý của đạo lí dân tộc. Kho làng văn học dân gian có nhiều bài ca dao, tục ngữ tuyệt hay nói về tình thương người. Một trong những câu tục ngữ được cha ông nhắc nhở con cháu là câu:

 

Dàn ý

1. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề: Ca dao, tục ngữ là kho tàng quý báu mà ông cha ta để lại cho thế hệ sau.Mỗi câu ca dao, tục ngữ đều là kinh nghiệm, lời khuyên từ các thế hệ đi trước cho con cháu sau này.

Bàn về đức tính siêng năng cần cù

Siêng năng, cần cù là phẩm chất tốt đẹp của người lao động, mà học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải rèn luyện hằng ngày.

Chăm chỉ làm việc và học hành một cách đều đặn, thường xuyên thì gọi là siêng năng. Cần cù nghĩa là chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên trong bất cứ công việc nào, nhất là trong lao động và học tập.

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách.

Ngày nay câu tục ngữ không bó hẹp trong gia đình, làng xã, nó chính là lòng nhân đạo giữa người với người trong thế giới này. Câu tục ngữ nhăm nhắc nhở mọi người hãy sống vì lòng nhân ái, vì người khác để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Bài văn nghị luận: Bàn về cái dẹp trong thiên nhiên và trong xã hội

 Bàn về hoa và mĩ nhân

Hoa không nên thấy rụng, trăng không nên thấy chìm, mĩ nhân không nên thấy chết yểu.

Trông hoa nên thấy hoa nở, đón trăng nên thấy trăng tròn, viết sách nên viết cho xong, mĩ nhân nên thấy vui vẻ, sung sướng, nếu không thì uổng công.

Ngắm đàn bà buổi sáng, nên đợi lúc phấn son xong.

Có những bộ mặt xấu mà dễ coi, có những bộ mặt không xấu mà khó coi; những áng văn viết không thông (mẹo) mà khả ái, có những áng văn viết thông đọc rất chán. Điều đó, không dễ gì giảng cho hạng nông cạn hiểu được.

Giải thích câu nói sau đây của A-mi-xit: "... Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường... Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận gian khổ ấy".

A-mi-xit (1846-1908) là người chiến sĩ suốt đời chiến đấu vì độc lập, tự do của nước Ý và hiến thân cho cuộc đấu tranh không ngừng vì công bằng xã hội và hạnh phúc của nhân dân lao động. Ông còn là một nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm viết theo thể du kí. Nhắc đến A-mi-xit, người đọc mãi mãi không bao giờ quên cuốn sách "Những tấm lòng cao cả". Hơn một thế kỉ nay hầu như khắp các trường học trên hành tinh đều lấy tác phẩm của ông làm sách đọc cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách tuổi thơ. Dưới hình thức những mẩu chuyện kể, những bức thư cha gửi cho con, mẹ gửi cho con,...

Ba người thầy vĩ dại

Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người.

Ba người thầy vĩ đại

Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: "Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?"

Hasan đáp: Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm và như thế lại quá trẻ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy của ta.

Em hiểu như thế nào ý kiến sau đây của văn hào M. Go-rơ-ki: "Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới".

Nhiều trang hồi kí của ông nói lên rất cảm động về chuyện đọc sách của ông thời thơ ấu và thời lang thang kiếm sống, sách đã gắn bó với "những trường đại học..." của ông. M. Gorki từng viết: "Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới".

Bình luận câu nói sau dày của nhà văn Pháp Đi-dư-rô: "Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả, anh cũng không làm được cái gì nếu như mục đích tầm thường”

Khi nói về lẽ sống, về mục đích của cuộc đời, ông từng nhắc nhở độc giả gần xa, đặc biệt là tuổi trẻ trong các học đường câu nói bất hủ: "Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả, anh cũng không làm được cái gì nếu như mục đích tầm thường".

Cha ông ta có câu Học đi đôi với hành. Em hiểu lời dạy đó như thế nào

Ta có thể khẳng định: giữa học và hành, học có tính chất quyết định. Vốn tinh hoa tri thức nhân loại ta học trong hơn chục năm là có thể coi như nhận thức được đa số.

      Học tập là công việc quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Nhưng cần học tập như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Cha ông ta từng căn dặn: “Học đi đôi với hành”.

Lấy chủ đề: Chúng ta cần biết quan tâm và chia sẻ với những người nghèo. Em hãy viết đoạn văn bày tỏ ý kiến của mình

Ngày nay, khi kinh tế đất nước đã có những phát triển đáng kể, bên cạnh những toà nhà cao tầng, bên cạnh những tiện nghi đầy đủ... vẫn còn đó những ngôi nhà lụp xụp, những tấm áo vá, những bữa cơm đạm bạc, những đứa trẻ phải nghỉ học để lo kiếm sống...

Vai trò của sách đối với đời sống nhân loại

Sách giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Nhờ có sách nhân loại mới tiến lên, xã hội mới phát triển

       Ngày nay, cả nhân loại đang trên đường hướng đến xã hội văn minh, tri thức. Vì vậy, sách trở thành một phương tiện quan trọng để con người đến với những hiểu biết. Càng ngày sách càng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của mình với đời sống nhân loại.

Dân gian ta có câu: Một điều nhịn, chín điều lành? Hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề trên

 Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn coi trọng hoà khí “Dĩ hoà vi quý" (sống chan hòa, yêu thương). Vì vậy, trước những sự xích mích, trước những điều bực bội, dân gian thường nhắc nhở nhau: “Một điều nhịn, chín điều lành”. “Một” và “chín” chỉ là những con số ước lệ, chúng thể hiện quan niệm của dân gian về mối quan hệ giữa tính nhẫn nhịn và sự bình yên: nếu biết nhẫn nhịn một chút thì sẽ có được hoà khí, sự yên bình lâu dài. Ý cả câu khuyên con người nên bình tĩnh, biết nhẫn nhịn, tránh nóng nảy để giữ hoà khí.

Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành

“Học đi đôi với hành” là lời của người xưa đúc kết nhưng vẫn còn là bài học lớn của hôm nay và mai sau dành cho những ai thực sự cầu tiến bộ.

      Học tập là công việc suốt đời đối với mỗi một con người. Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Nhưng phải học như thế nào cho đúng? Dân gian ta đã từng nhắc nhở: "Học đi đôi với hành". Chúng ta cần hiểu như thế nào về phương pháp học này?

Văn học và tình thương

Văn học và tình thương có mối liên hệ qua lại rất mật thiết. Văn học bồi đắp tình thương và tình thương trở thành nguồn gốc, động lực của văn học.

     Nhà phê bình Hoài Thanh trong văn bản "Ý nghĩa văn chương" từng viết: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Nhận định ấy đã nêu lên những tác động cơ bản của văn học đối với tình cảm con người. Không dừng lại ở đó, giữa văn học và tình thương còn có những mối quan hệ sâu sắc.

Tục ngữ phương Tây có câu: Im lặng là vàng. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết: Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối. Và dại khờ là những lũ người câm. Trên đường đì như những bóng thầm Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng. Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong nh

Vàng là một thứ quý trên thế gian, người ta vẫn nói: "quý như vàng". Câu nói "Im lặng là vàng" mang hàm ý khuyên mỗi người trong giao tiếp nên biết giữ im lặng, không nên tự bộc lộ mình hoặc can thiệp vào công việc của người khác, đó mới là khôn ngoan, chín chắn. Sự đúng đắn của quan điểm ấy chúng ta đã từng phân tích, thừa nhận, ca ngợi rất nhiều. Song điều đó có hoàn toàn chính xác? Liệu có phải khi nào im lặng cũng là đúng đắn, tốt đẹp?

Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”

Dàn ý

1. Mở bài: giới thiệu vấn đề

– Trong bài "Bàn luận về phép học", La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, một danh sĩ thời Tây Sơn đã nêu lên phép học đúng đắn cho mọi người dựa trên cơ sở phép dạy học của Chu Tử (Chu Đôn Dư – một danh Nho đời Tống bên Trung Quốc).

2. Thân bài

a. Nội dung phép học

– Lúc đầu, học để bồi lấy gốc, sau học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử là những kiến thức cơ bản mở đầu cho quá trình học tập lâu dài.

Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “Thương người như thể thương thân ” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.

     Lòng nhân ái là một chủ đề in sâu, in đậm trong nền văn học của dân tộc ta. Con người Việt Nam giàu tình thương nên văn học dân tộc mới có nhiều tác phẩm ca ngợi tình thương một cách thật hay, thật cảm động như thế. Tình cha con, mẹ con, tình anh em chị em ruột thịt, tình bè bạn, tình yêu đồng loại... như những ngọn lửa ấm áp làm bừng sáng câu thơ, bài văn, làm cho người đọc không khỏi bồi hồi xúc động.

Câu nói của M. Go-fơ-ki: Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống gợi cho em những suy nghĩ gì (Đề 3 Viết bài tập làm văn số 6 - Văn nghị luận trang 85 SGK Ngữ văn 8 tập 2)

       Bàn về giá trị của sách, đại văn hào Nga M. Go-rơ-ki có viết: "Sách mở ra trước mắt tôi một chân trời mới". Đúng vậy, mỗi trang sách mở ra trước mắt ta là cả một chân trời bao la được khám phá. Nào những kiến thức thú vị, nào những tình thương chân thành, rồi những bí ẩn của cuộc đời... tất cả lần lượt hiện ra sau từng trang sách mở. Ta đọc sách, tầm nhìn ta thay đổi, cuộc sống ta cũng được nâng cao, phát triển.

Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân ”

Tình cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta. Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ông bà ta xưa có dạy: “Thương người như thể thương thân”.

       Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tinh cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta. Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ông bà ta xưa có dạy: “Thương người như thể thương thân”.

Giải thích câu tục ngữ:” Lá lành đùm lá rách”

Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính.


Giải các môn học khác

Bình luận

Các dạng đề về tác phẩm văn học

Văn tự sự

Nghị luận xã hội

Văn thuyết minh

Các bài tập làm văn

  • Viết bài tập làm văn số 1
  • Viết bài tập làm văn số 2
  • Viết bài tập làm văn số 3
  • Viết bài tập làm văn số 5
  • Viết bài tập làm văn số 6
  • Viết bài tập làm văn số 7