Bài 4. Sử dụng vào bảo quản trang phục

Lý thuyết và bài tập cho Bài 4. Sử dụng vào bảo quản trang phục, Chương 1, Công nghệ 6
Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi Bài 4 trang 18 SGK Công nghệ 6

Đề bài

Khi đi học, em thường mặc loại trang phục nào?

Lời giải chi tiết

Khi đi học, em thường mặc loại trang phục : Đồng phục của nhà trường hoặc quần âu, áo sơ mi với những ngày không bắt buộc

Câu hỏi Bài 4 trang 19 SGK Công nghệ 6

Đề bài

Khi đi lao động (trồng cây, dọn vệ sinh), em mặc như thế nào?

Hãy chọn từ đã cho trong ngoặc (), điền vào khoảng trống (...) cuối mỗi câu sau để nói về sự lựa chọn trang phục lao động và giải thích 

- Chất liệu vải: .... (vải sợi bông/ vải sợi tổng hợp) 

- Màu sắc: .... (màu sáng/ màu sẫm)

- Kiểu may: ... (cầu kì, sát người/ đơn giản, rộng)

- Giày dép: ... (dép thấp, giày bata/ giày dép cao gót, giày da đắt tiền)

Lời giải chi tiết

- Chất liệu vải: Vải sợi tổng hợp

Câu hỏi 1 Bài 4 trang 20 SGK Công nghệ 6

Em hãy mô tả các bộ trang phục lễ hội, lễ tân mà em biết. 

Lời giải chi tiết:

- Trang phục tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam: áo dài đơn giản, trang nhã.

- Trang phục lễ hội của các dân tộc, vùng, miền: sặc sỡ màu sắc, nhiều phụ kiện đi kèm.

Câu hỏi 2 Bài 4 trang 20 SGK Công nghệ 6

Khi đi dự các buổi sinh hoạt văn nghệ, dự liên hoan... em thường mặc như thế nào

Lời giải chi tiết:

Mặc trang phục phù hợp với nội dung buổi sinh hoạt văn nghệ, liên hoan (có nhiều màu sắc nổi bật, rực rỡ)

Câu hỏi 3 Bài 4 trang 20 SGK Công nghệ 6

Em hãy đọc bài "Bài học về trang phục của Bác" ở phần Bài đọc (cuối bài 4) và rút ra nhận xét về cách sử dụng trang phục

Lời giải chi tiết:

- Khi đi thăm đền Đô năm 1946, Bác mặc bộ đồ kaki nhạt màu, dép cao su con hổ.

- Khi tiếp khách quốc tế thì Bác lại “bắt các đồng chí đi cùng phải mặc comlê, cà vạt nghiêm chỉnh” thể hiện sự tôn trọng với khách quốc tế.

Câu hỏi 1 Bài 4 trang 21 SGK Công nghệ 6

Hãy quan sát hình 1.11 và nhận xét về sự phối hợp vải hoa văn của áo và vải trơn của quần

Lời giải chi tiết:

Áo hoa, kẻ ô có thể mặc với quần hoặc váy trơn có màu đen hoặc màu trùng hay đậm hơn, sáng hơn màu chính của áo. Không nên mặc quần và áo có hoa văn khác nhau, không nên mặc quần và áo có kẻ khác nhau cả về màu sắc và dòng kẻ (áo kẻ ô karô to nhỏ, quần kẻ dọc sọc).

Câu hỏi 2 Bài 4 trang 21 SGK Công nghệ 6

Em hãy nêu thêm ví dụ về sự kết hợp màu sắc giữa phần áo và phần quần trong các trường hợp sau đây

+ Sự kết hợp giữa các sắc độ khác nhau trong cùng một màu.

 dụ: Xanh nhạt và xanh sẫm (hình 1.12a); Tím nhạt và tím sẫm; .....

+ Sự kết hợp giữa 2 màu cạnh nhau trên vòng màu

 dụ: Vàng và vàng lục (hình 1.12b); tím đỏ và đỏ, .....

+ Sự kết hợp giữa 2 màu tương phản đối nhau trên vòng màu

Câu hỏi 1 Bài 4 trang 23 SGK Công nghệ 6

Hãy chọn các từ hoặc nhóm từ trong bảng dưới đây điền vào chỗ trống, hoàn thiện quy trình giặt phơi tại gia đình

Câu hỏi 2 Bài 4 trang 23 SGK Công nghệ 6

Hãy nêu tên những dụng cụ dùng để là áo quần ở gia đình

Lời giải chi tiết:

Bàn là, bình phun nước, cầu là.

Bài 1 trang 25 SGK Công Nghệ 6

Đề bài

Vì sao sử dụng trang phục hợp lí có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người?

Lời giải chi tiết

Bởi vì:

- Sử dụng trang phục hợp lí làm cho con người luôn đẹp trong mọi hoạt động.

- Phù hợp với hoạt động đó tạo nên cảm giác tự tin, sự thuận tiện trong công việc.

- Bảo vệ sức khoẻ trong từng điều kiện công việc, hoàn cảnh thời tiết.

Bài 2 trang 25 SGK Công Nghệ 6

Đề bài

Bảo quản quần áo gồm những công việc chính nào ? 

Lời giải chi tiết

Bảo quản trang phục gồm những công việc chính sau: Làm sạch (giặt, phơi); làm phẳng (là); cất giữ.

Bài 3 trang 25 SGK Công Nghệ 6

Đề bài

Các kí hiệu sau đây có ý nghĩa là gì?

Lời giải chi tiết


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG I. MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH

CHƯƠNG II .TRANG TRÍ NHÀ Ở

 CHƯƠNG III. NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH

CHƯƠNG VI. THU,CHI TRONG GIA ĐÌNH