Bài 4. Một số axit quan trọng

Lý thuyết và bài tập cho Bài 4. Một số axit quan trọng, Chương 1, Hóa học 9

A. Axit clohiđric HCl

I. Tính chất

1. Tính chất vật lí: Khi hòa tan khí HCl vào nước ta thu được dung dịch HCl

Dung dịch HCl đậm đặc là dung dịch bão hòa hiđroclorua, có nồng độ khoảng 37%, từ đây ta có thể pha chế thành dung dịch HCl có nồng độ khác nhau.

2. Tính chất hóa học: HCl là một axit mạnh, có đầy đủ tính chất của một axit mạnh

a) làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

b) tác dụng với nhiều kim loại (Mg, Al, Zn, Fe,...) tạo thành muối clorua và giải phóng khí hiđro

c) Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Bài 1 trang 19 SGK Hóa học 9

Đề bài

Có những chất: CuO, BaClZn, ZnO. Chất nào nói trên tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 loãng sinh ra:

a) chất khí cháy được trong không khí ?

b) Dung dịch có màu xanh lam ?

c) chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit ?

d) dung dịch không màu và nước ?

Viết tất cả các phương trình hóa học.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) sinh ra khí H2

b) Dung dịch có màu xanh lam là dung dịch muối đồng (II)

Bài 2 trang 19 SGK Hóa học 9

Đề bài

Sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp cần phải có những nguyên liệu chủ yếu nào ? Hãy cho biết mục đích của mỗi công đoạn sản xuất axit sunfuric và dẫn ra những phản ứng hóa học.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào kiến thức được học mục IV. Sản xuất axit sunfuric  trang 18 - sgk hóa 9 để trả lời

Lời giải chi tiết

– Sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp cần phải có nguyên liệu là lưu huỳnh (hoặc quặng pirit), không khí và nước.

Bài 3 trang 19 SGK Hóa học 9

Đề bài

Bằng cách nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi cặp chất sau theo phương pháp hóa học ?

a) Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 

b) Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4

c) Dung dịch Na2SO4 và H2SO4

Viết phương trình hóa học

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Dùng muối Ba2+ như BaCl2; Ba(NO3)2 hoặc Ba(OH)2

b) Tương tự ý a)

Bài 4 trang 19 SGK Hóa học 9

Đề bài

Bảng dưới đây cho biết kết quả của 6 thí nghiệm xảy ra giữa Fe và dung dịch H2SO4 loãng. Trong mỗi thí nghiệm người ta dùng 0,2 gam Fe tác dụng với thể tích bằng nhau của axit, nhưng có nồng độ khác nhau.


Những thí nghiệm nào chứng tỏ rằng:
a) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ ?
b) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc ?
c) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ axit ?

Bài 5 trang 19 SGK Hóa học 9

Đề bài

Hãy sử dụng những chất có sẵn: Cu, Fe, CuO, KOH, C6H12O6 (glucozơ), dung dịch H2SO4 loãng, H2SO4 đặc và những dụng cụ thí nghiệm cần thiết để làm những thí nghiệm chứng minh rằng:

a) Dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất hóa học của axit

b) H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng

Viết phương trình hóa học cho mỗi thí nghiệm.             

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Bài 6 trang 19 SGK Hóa học 9

Đề bài

Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong, thu được 3,36 lít khí (đktc).

a) Viết phương trình hóa học;

b) Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng

c) Tìm nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

b) Dựa vào PTHH, tính được mol Fe phản ứng theo số mol của H2

Đổi số mol \(H_2\): \({n_{{H_2}}} = {{3,36} \over {22,4}} = ?\left( {mol} \right)\)

Bài 7 trang 19 SGK Hóa học 9

Đề bài

Hòa tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100 ml dung dịch HCl 3M.

a) Viết các phương trình hóa học.

b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.

c) Hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20% để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Gọi x, y là số mol của CuO và ZnO

a) Các phương trình hóa học:

                               CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O     


Giải các môn học khác

Bình luận

CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

  • Đề ôn tập học kì 1 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 1 của các trường có lời giải – Mới nhất

CHƯƠNG 3: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

CHƯƠNG 4: HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU

CHƯƠNG 5: DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - HÓA HỌC