Bài 7. Tế bào nhân sơ

Lý thuyết và bài tập cho Bài 7. Tế bào nhân sơ, phần 2, chương 2, Sinh lớp 10

Cấu tạo tế bào nhân sơ

Tế bào nhân sơ có cấu tạo khá đơn giản, gồm có 3 thành phần chính : màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân. Ngoài các thành phần đó, nhiều loại tế bào nhân sơ còn có thành tế bào, vỏ nhầy, roi và lông (hình 7.2).

Hình 7.2. Sơ đồ cấu trúc điển hình của một trực khuẩn
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.

Bài Tập / Bài Soạn: 

Câu hỏi thảo luận trang 31 SGK Sinh học 10

Đề bài

Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V giữa diện tích bề mặt (màng sinh chất) (S) trên thể tích của tế bào (V) sẽ lớn.

Lời giải chi tiết

Câu hỏi thảo luận trang 33 SGK Sinh học 10

Đề bài

Nếu loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào trong các dụng dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan trong tế bào thì tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu. Từ thí nghiệm này ta có thể nhận xét gì về vai trò của thành tế bào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại Cấu tạo của tế bào nhân sơ

Lời giải chi tiết

Điều này chứng tỏ thành tế bào có chức năng giữ cho tế bào có hình dạng nhất định.

Bài 1 trang 34 SGK Sinh học 10

Đề bài

Thành tế bào vi khuẩn có chức năng gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại Cấu tạo của tế bào nhân sơ

Lời giải chi tiết

Thành tế bào vi khuẩn có độ dày từ 10 - 20nm, được cấu tạo bằng chất peptiđôglican (pôlisaccarit liên kết với peptit).

Thành tế bào vi khuẩn có chức năng quy định hình dạng của tế bào và bảo vệ tế bào.

Bài 2 trang 34 SGK Sinh học 10

Đề bài

Tế bào chất là gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại Cấu tạo của tế bào nhân sơ

Lời giải chi tiết

Tế bào chất nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân (hoặc nhân tế bào). Tế bào chất ở mỗi tế bào đều gồm 2 thành phần chính: bào tương (một dạng keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau) và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác.

Bài 3 trang 34 SGK Sinh học 10

Đề bài

Nêu chức năng của roi và lông ở tế bào vi khuẩn.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại Cấu tạo của tế bào nhân sơ

Lời giải chi tiết

Chức năng của roi và lông ở tế bào vi khuẩn:

- Một số loài vi khuẩn còn có các cấu trúc được gọi là roi (tiên mao) và lông (nhung mao).

- Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển.

- Một số vi khuẩn gây bệnh ở người thì lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người.

Bài 4 trang 34 SGK Sinh học 10

Đề bài

 Nêu vai trò của vùng nhân đối với tế bào vi khuẩn.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại Cấu tạo của tế bào nhân sơ

Lời giải chi tiết

Vùng nhân của tế bào sinh vật nhân sơ chứa vật chất di truyền, có chức năng truyền đạt thông tin từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Vùng nhân của tế bào nhân sơ chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng và không được bao bọc bởi các lớp màng, vì thế tế bào loại này được gọi là tế bào nhân sơ (chưa có nhân hoàn chỉnh với lớp màng bao bọc).

Bài 5 trang 34 SGK Sinh học 10

Đề bài

Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ta ưu thế gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

Lời giải chi tiết

Kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại nhiều ưu thế cho tế bào vi khuẩn:

- Vì kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản nên các loài vi khuẩn có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, dẫn đến phân bào nhanh.


Giải các môn học khác

Bình luận

PHẦN MỘT. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

PHẦN HAI. SINH HỌC TẾ BÀO

CHƯƠNG I. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

CHƯƠNG II. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO

CHƯƠNG III. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO

CHƯƠNG IV. PHÂN BÀO

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (ĐỀ THI HỌC KÌ 1) - SINH 10

PHẦN BA. SINH HỌC VI SINH VẬT

CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT

CHƯƠNG II. SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT

CHƯƠNG III. VIRUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - SINH 10

  • Đề ôn tập học kì 2 – Có đáp án và lời giải
  • Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất